Xử nghiêm thì cách chức hết

Việc phát hiện và xử lý ngân hàng vượt trần lãi suất không dễ. (Ảnh minh họa). Ảnh: Đ.Dương
Việc phát hiện và xử lý ngân hàng vượt trần lãi suất không dễ. (Ảnh minh họa). Ảnh: Đ.Dương
TP - Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, nếu xử nghiêm các ngân hàng huy động vượt trần lãi suất 14%/năm, theo Chỉ thị 02 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành thì lãnh đạo các ngân hàng sẽ bị cách chức hết.

> Tài chính: “Hầu hết các ngân hàng vượt trần lãi suất”

Việc phát hiện và xử lý ngân hàng vượt trần lãi suất không dễ. (Ảnh minh họa). Ảnh: Đ.Dương
Việc phát hiện và xử lý ngân hàng vượt trần lãi suất không dễ. (Ảnh minh họa). Ảnh: Đ.Dương.
 

Một ngày sau khi biện pháp mạnh của NHNN được đưa ra, có vẻ thị trường huy động lãi suất vẫn chưa có gì thay đổi. Theo khảo sát của phóng viên tại TP Hồ Chí Minh ngày 8-9, tình trạng huy động vốn vượt trần lãi suất quy định vẫn diễn ra tại nhiều hệ thống ngân hàng.

Bà H.D, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu có trụ sở tại quận Bình Thạnh, cho biết: Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện nay tuy không cao như tháng trước (19%/năm) nhưng vẫn ở mức 17-18%/năm. “Tôi vẫn gửi tiền nhàn rỗi (trong thời gian chờ đợi thanh toán hợp đồng) tại một vài ngân hàng quen với thời hạn 15-30 ngày và mỗi lần gửi từ 2 tỷ đồng trở lên, lãi suất vẫn trên 14%/năm. Ngân hàng nào cũng huy động vượt trần, nhưng thường họ chỉ làm với khách hàng quen và với số tiền lớn” - bà H.D nói.

Chiều cùng ngày, phóng viên Tiền Phong hỏi một số nhân viên và cả lãnh đạo một số phòng giao dịch quen biết của một số ngân hàng và đều nhận được câu trả lời giống nhau: Lãi suất thực tế chắc chắn sẽ cao hơn 14%/năm.

Không dễ xử

Ngay trong Chỉ thị 02 của NHNN, cũng thừa nhận trong thời gian qua, hầu hết tổ chức tín dụng đã thực hiện lãi suất huy động VNĐ và lãi suất huy động bằng đôla Mỹ cao hơn mức lãi suất quy định. Tuy nhiên, chưa có vụ huy động vượt trần lãi suất nào bị phát hiện.

Trao đổi với Tiền Phong, bản thân cán bộ thanh tra ngân hàng từng thừa nhận rất khó phát hiện, vì các ngân hàng đều lách luật bằng cách chỉ ghi trên văn bản giấy tờ lãi suất 14%/năm, còn phần lãi suất chênh được trả ngay bằng tiền mặt cho khách hàng.

TS. Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nói: “Tôi nghĩ nếu biện pháp này được thực hiện một cách nghiêm ngặt và bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng thì cả hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ không còn ông tổng giám đốc nào cả. Bởi vì, tất cả các ngân hàng đều phá trần chứ đâu riêng một ngân hàng nào, chỉ có điều là có anh bị phát hiện và một số anh khác cũng thực hiện nhưng không bị phát hiện”.

Các chuyên gia cũng cho rằng, biện pháp đình chỉ chức vụ, miễn nhiệm người lãnh đạo các ngân hàng thương mại vi phạm cũng không dễ.

Bà Phạm Chi Lan -Chuyên gia kinh tế nói: “NHNN chỉ có thể đình chỉ, miễn nhiệm đối với người quản lý điều hành của các ngân hàng thương mại nhà nước, do nhà nước bổ nhiệm. Trong khi đó, rất nhiều ngân hàng thương mại cổ phần hoặc ngoài quốc doanh, việc bổ nhiệm hay miễn nhiệm tổng giám đốc là do các yếu tố ngoài nhà nước, và trong trường hợp này NHNN không thể can thiệp trực tiếp được”.

Theo TS.Vũ Thành Tự Anh, đối với những ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, tổng giám đốc không phải là người do NHNN bổ nhiệm mà là do HĐQT bổ nhiệm, và chỉ có HĐQT mới có quyền bãi, miễn chức. Nếu NHNN tác động, yêu cầu HĐQT để HĐQT bãi miễn những người này sẽ là hành vi ép buộc.

Từ những lập luận trên, TS. Tự Anh cho rằng, những biện pháp mà NHNN đưa ra chỉ là biện pháp hành chính, nó không giải quyết được vấn đề huy động vượt trần lãi suất, mà có thể còn tạo ra sự xáo trộn không đáng có trong hệ thống ngân hàng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
TPO - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có chỉ đạo tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố. Trong đó, yêu cầu kịp thời thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...