Xuất khẩu giảm không làm chậm tốc độ tăng trưởng

Xuất khẩu giảm không làm chậm tốc độ tăng trưởng
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh năm 2006 dù xuất khẩu đang suy giảm -  Đó là phân tích của ông J.Gundzik - Chủ tịch hãng tư vấn thị trường Condor Advisers Inc. chuyên phân tích thị trường cho giới đầu tư - trên "Thời báo châu Á".

Bài phân tích của Gundzik về toàn cảnh nền kinh tế VN được đăng trên “Thời báo châu Á”.  Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Xuất khẩu đình trệ tới khi gia nhập WTO

Sút giảm xuất khẩu ở VN năm nay không hẳn làm suy yếu sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng như việc tăng nguồn ngoại tệ dự trữ. Việc gia tăng lượng tiêu dùng cá nhân sẽ giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn, trong khi nguồn ngoại tệ tăng tạo ra sự cân bằng ngân sách năm 2005.

Xuất khẩu VN tăng 32% năm 2004, dẫn đầu là dầu thô, dệt may và da giày. Ba loại này chiếm tới 48% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu năm 2004. Năm tháng đầu năm 2005, xuất khẩu chỉ tăng 20% so với cùng kỳ năm 2004.

Dù sản lượng khai thác dầu thô giảm 10%, nhưng giá trị xuất khẩu tăng 38% nhờ giá dầu thô thế giới nhảy vọt. Trong khi đó, xuất khẩu dệt may chỉ tăng 3%, da giày tăng 4%.

Không giống dầu thô, giá trị xuất khẩu hàng dệt may và da giày tiếp tục đình trệ vào nửa cuối năm nay. Mặc dù Mỹ và EU đã có biện pháp hạn chế hàng dệt may Trung Quốc, nhưng điều này không giúp hàng dệt may xuất khẩu của VN tăng.

Các nhà nhập khẩu ở Mỹ và EU muốn khoả lấp lỗ hổng từ hàng dệt may và da giày xuất khẩu của Trung Quốc bằng cách nhập thêm sản phẩm từ những nước thành viên WTO.

VN vẫn đứng ngoài WTO nên không được các nhà nhập khẩu Mỹ, EU quan tâm. Vì thế xuất khẩu dệt may, da giày của VN tiếp tục đình trệ tới khi gia nhập WTO, có thể cuối năm nay.

Kinh tế VN giống các nước Tây Âu

Không giống nền kinh tế Trung Quốc được điều chỉnh bởi đầu tư, kinh tế VN giống với hầu hết các nền kinh tế Tây Âu được điều chỉnh bởi sức mua cá nhân. Năm 2004, sức mua cá nhân chiếm tới 67% GDP của Việt Nam, trong khi ở Trung Quốc chỉ 43%. Tăng trưởng thực sự về sức mua cá nhân ở VN là 13% năm 2004 so với 7% năm 2003.

Kết quả này có được nhờ số người có việc làm, thu nhập thực tế của người dân tăng và số ngoại tệ của lao động xuất khẩu từ nước ngoài gửi về cũng tăng.

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2004 còn 5,6% so với 6,4% năm 2003. Tỷ lệ thất nghiệp thấp một phần nhờ sự hồi phục của nhiều doanh nghiệp nhà nước. Năm 2004 có tới 80% doanh nghiệp nhà nước ở VN làm ăn có lãi và chiếm tới 70% tổng số thuế nhà nước thu được.

Tỷ lệ thất nghiệp ở VN sẽ tiếp tục giảm vào năm 2005 – 2006 vì sức mua cá nhân làm tăng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và dịch vụ. Việc nhà nước tăng lương 2 lần trong năm 2003 và 2004 cũng giúp tăng thu nhập thực tế của người dân. Vì thế sức mua năm 2005 – 2006 tăng mạnh, tạo đà tăng trưởng cao cho toàn bộ nền kinh tế.

Một yếu tố khác giúp tăng sức mua cá nhân là lượng ngoại tệ của lao động xuất khẩu gửi về đạt mức kỷ lục 3,8 tỷ USD năm 2004, tương đương 8% GDP. Việc số ngoại tệ từ nước ngoài gửi về được dự báo tiếp tục ở mức cao sẽ thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực.

Nhà đầu tư quan tâm tới sức mua

Việc tăng lương làm dấy lên lo ngại rằng VN mất khả năng cạnh tranh với các nước có nhân công rẻ. Tuy nhiên, thực tế đầu tư nước ngoài tăng mạnh cho thấy mặt bằng lương vẫn còn thấp ở VN.

Năm 2004 đầu tư nước ngoài vào VN đạt 2 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng nhanh trong những tháng vừa qua và sẽ đạt 2,5 tỷ USD trong năm nay. Đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng mạnh vào năm 2006.

Thêm vào đó việc VN gia nhập WTO, tự do hoá các luật lệ liên quan đến đầu tư, sức mua cá nhân tăng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư ngày càng quan tâm tới lĩnh vực dịch vụ để kích thích sức mua ở VN. VN là nước đông dân thứ hai ở Đông Nam á và điều này càng hút các khoản đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ.

Không lo bội chi ngân sách

Xuất khẩu giảm đẩy mức thâm hụt cán cân thương mại lên 5 tỷ USD năm 2004 và có thể tăng lên 7 tỷ USD vào năm 2005. Thực tế này khiến nhiều người lo ngại về cân bằng thu chi ngân sách ở VN. Tuy nhiên, những mối lo ngại kiểu này đặt không đúng chỗ.

Lượng ngoại tệ do lao động xuất khẩu từ nước ngoài gửi về đạt khoảng 2,5 tỷ USD năm 2005, tương đương 5% GDP. Việc bội chi hiện nay còn được khoả lấp bằng các nguồn tài chính đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, VN tiếp tục thu hút viện trợ phát triển ODA và được nhiều quốc gia giảm nợ, hoãn nợ. Tổng số tiền nước ngoài cho VN vay, trong đó khoảng 80% là ODA, sẽ tăng từ 1,4 tỷ USD lên khoảng 2 tỷ USD năm 2006. Các khoản vay của nước ngoài giúp tăng nguồn ngoại tệ dự trữ của VN từ khoảng 1 tỷ USD năm 2005 lên khoảng 7,5 tỷ USD.

Mặt khác, những nỗ lực trong ngành dầu mỏ năm 2003-2004 sẽ giúp sản lượng dầu thô tăng trở lại năm 2006. Việc gia nhập WTO sẽ giúp ngành xuất khẩu dệt may, da dày của VN hồi phục.

Tất cả các yếu tố trên sẽ đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN lên 8,5% năm 2006. VN tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á, ít nhất trong 2 năm tới.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.