Xuất khẩu hàng dệt may gặp khó

Xuất khẩu hàng dệt may gặp khó
Quý 1/2005, ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 950 triệu USD, chỉ tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của ngành trong thời gian này: 18,6%.

Xuất khẩu hàng dệt may vào EU giảm trung bình gần 10% do tiếp tục cạnh tranh gay gắt về giá thành với hàng Trung Quốc và các nước châu Á, nhất là mặt hàng dệt kim và dệt thoi. Trong khi đó, xuất khẩu sang một số thị trường lớn khác như Mỹ và Nhật Bản chỉ tăng nhẹ.

Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu hàng dệt may sẽ tiếp tục khó khăn bởi EU đã giảm hoặc miễn thuế hoàn toàn cho các nước bị ảnh hưởng của thảm họa sóng thần, và tốc độ xuất khẩu vào thị trường Mỹ, vốn khá chậm trong quý 1, cũng sẽ không được cải thiện nhiều.

Các chuyên gia dự báo rằng, với tốc độ thực hiện như hiện nay, mục tiêu xuất khẩu từ 1,2 đến 1,4 tỷ USD hàng dệt may trong 6 tháng đầu năm sang thị trường Mỹ sẽ khó trở thành hiện thực.

Để đảm bảo chỉ tiêu xuất khẩu năm 2005, duy trì mức tăng trưởng cũng như tạo việc làm ổn định cho người lao động, Bộ Công nghiệp khuyến cáo các doanh nghiệp ngành dệt may cần rà soát lại toàn bộ các nhóm sản phẩm cạnh tranh, tính toán các yếu tố tác động vào giá thành để có biện pháp hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Riêng Hiệp Hội Dệt may Việt Nam tăng cường công tác làm cầu nối cho các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh với các tập đoàn bán lẻ lớn ở các thị trường lớn như Mỹ, EU; đồng thời làm đầu mối cho các doanh nghiệp tham gia thường xuyên vào những hội chợ quốc tế hàng may mặc, phát triển thị trường.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.