Xuất khẩu, sự thống trị của khối FDI

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào DN FDI Ảnh: Như Ý
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào DN FDI Ảnh: Như Ý
TP - Số liệu từ cơ quan quản lý cho thấy, đến nay xuất nhập khẩu của cả nước đã vượt mốc trên 400 tỷ USD và tiến sát ngưỡng 500 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước đang có xu hướng chững lại và giảm khá mạnh trong khi xuất khẩu của khối FDI lên tới hơn 255 tỷ USD. 

Số liệu của Tổng cục Hải quan và Bộ Công Thương cho thấy, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/10/2019, tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước đạt 403 tỷ USD, tăng 30,02 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng xuất khẩu cao cũng kéo xuất siêu tăng 6,83 tỷ USD.

Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 204,9 tỷ USD trong khi tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa đạt 198,1 tỷ USD. Đáng chú ý, nhóm doanh nghiệp FDI có trị giá xuất nhập khẩu lên tới 255,3 tỷ USD, chiếm 63,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu của nhóm này đạt 140,3 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ và chiếm 68,5% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tính chung, thặng dư trong cán cân thương mại hàng hóa của các doanh nghiệp FDI lên tới 25,4 tỷ USD.

Kết quả trên dễ thấy sự chênh lệch về quy mô và sức ảnh hưởng đối với xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp (DN) FDI trong nền kinh tế đang rất lớn. Cụ thể, tính đến hết tháng 9/2019 kim ngạch xuất khẩu của 28 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 90,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kết quả này đều có sự hiện diện và chi phối của các DN FDI. Riêng trong lĩnh vực công nghệ cao, xuất khẩu của nhóm FDI chiếm chi phối tuyệt đối.

Số liệu cho thấy, trong các nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên của cả nước, các nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất và trong lĩnh vực công nghệ cao như điện thoại, máy tính, máy ảnh, máy móc thiết bị đều nằm trong tay các doanh nghiệp FDI. Kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nằm trong tay các DN FDI. Đóng góp xuất khẩu của khối DN trong nước rất ít, nếu không muốn nói là không đáng kể so với khối ngoại.

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống của DN Việt Nam như dệt may, giày dép... hiện cũng bị nhóm các DN FDI cạnh tranh mạnh và chiếm nhiều ưu thế. Xuất khẩu của khối DN FDI da giày ở nhiều thời điểm chiếm tới gần 80% xuất khẩu toàn ngành. Ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, cà phê, rau quả, hạt tiêu… của khối FDI cũng gia tăng rất mạnh thời gian gần đây với hàng trăm triệu USD/nhóm hàng.

Việc DN FDI ngày càng có sức ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu cũng đã được Bộ Công Thương nhắc đến trong một văn bản gần đây. Về xuất khẩu hàng điện tử, điện thoại, Bộ Công Thương cho hay: “Một số ngành vốn tạo động lực tăng trưởng xuất khẩu như ngành điện tử, sản xuất máy vi tính và sản phẩm quang học, đặc biệt là điện thoại di động không còn duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng như giai đoạn trước”.

Xem lại cơ cấu xuất khẩu

Theo các chuyên gia, hàng hóa xuất khẩu của DN FDI đã và đang chiếm tỷ trọng quá lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam là vấn đề cần nhìn nhận nghiêm túc và thậm chí về lâu dài sẽ là mối lo ngại lớn nếu như tăng trưởng xuất khẩu phải dựa hoàn toàn vào khối này. Thực tế, với bất cứ nền kinh tế nào, muốn xuất siêu bền vững, ngành công nghiệp hỗ trợ phải thực sự phát triển và các DN nội địa phải giảm nhập siêu.

“Hiện nay, Việt Nam xuất siêu hay nhập siêu hoàn toàn phụ thuộc vào khối FDI. Xuất siêu mấy năm qua đều nhờ FDI. DN FDI xuất siêu nhiều thì Việt Nam xuất siêu nhiều. Khối DN nội địa hiện nay vẫn nhập siêu rất lớn và giá trị xuất khẩu so với khối FDI ở nhiều nhóm ngành hàng vẫn chưa cao”, một chuyên gia của Bộ Công Thương thừa nhận với Tiền Phong trong cuộc trao đổi gần đây khi bàn về sự gia tăng ảnh hưởng trong xuất khẩu của các DN FDI.

Về sức ảnh hưởng của các DN FDI, trong một báo cáo về Đầu tư công nghiệp Việt Nam do Bộ KH&ĐT phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO) công bố mới đây, các chuyên gia đã đưa ra những dự báo khá xấu nếu nền kinh tế phụ thuộc vào năng lực xuất khẩu của khối FDI. Bản chất của việc DN FDI xuất siêu nhiều sẽ không mang lại nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Điều này xuất phát từ việc các doanh nghiệp FDI xuất khẩu nhiều thì cũng nhập nguyên liệu đầu vào từ các nước khác, không phải ở Việt Nam, kéo theo giá trị gia tăng trong nước không cao. Đây là điều diễn ra nhiều năm qua.

Các chuyên gia của UNIDO cũng khuyến nghị Việt Nam cần đánh giá lại mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của khu vực DN FDI.

Đánh giá về việc xuất khẩu phụ thuộc DN FDI, trả lời báo chí, ông Vũ Thành Tự  Anh, Giám đ?c Nghi?n c?u ch??ng tr?nh gi?ng d?y kinh t? Fullbright cho r?ng, s? l?n m?nh c?a DN FDI th? hi?n r? qua kim ng?ch xu?t nh?p kh?u. Theo ?ng T? Anh, mu?n kinh t? t?ng tr??ng b?n v?ng, tr?nh ph? thu?c, c?n x?y d?ng m?i tr??ng kinh doanh c?nh tranh, c?ng khai v? minh b?ch. T?t c? c?c th?nh ph?n kinh t? ??u ???c ??i x? nh? nhau, kh?ng d?nh qu? nhi?u ?u ??i ?? thu h?t ??u t? t? kh?i FDI. Nh?ng ?u ??i n?y s? ?nh h??ng ??n qu? tr?nh h?nh th?nh, ph?t tri?n v? c? c?nh tranh c?a c?c kh?i DN trong n?n kinh t?.

ốc Nghiên cứu chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright cho rằng, sự lớn mạnh của DN FDI thể hiện rõ qua kim ngạch xuất nhập khẩu. Theo ông Tự Anh, muốn kinh tế tăng trưởng bền vững, tránh phụ thuộc, cần xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh, công khai và minh bạch. Tất cả các thành phần kinh tế đều được đối xử như nhau, không dành quá nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư từ khối FDI. Những ưu đãi này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển và cả cạnh tranh của các khối DN trong nền kinh tế.

Không dành quá nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư từ khối FDI. Những ưu đãi này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển và cả cạnh tranh của các khối DN trong nền kinh tế.

MỚI - NÓNG