Xuất khẩu thanh long: Lỗ nặng vì bệnh lạ

Xuất khẩu thanh long: Lỗ nặng vì bệnh lạ
TP - Từ giữa tháng 3/2009 đến nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ở Bình Thuận điêu đứng vì bệnh thối rữa thanh long từ trong kho lạnh đến cảng nước ngoài.

Đầu năm Kỷ Sửu, nhà vườn rất phấn khởi vì thanh long trái vụ sản xuất bằng phương pháp chong điện có giá cao hơn mọi năm, 13.000-14.000 đồng/kg. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng rất phấn khởi vì đợt thu hoạch này cho thanh long đỏ, đẹp, các tai cứng đáp ứng thị hiếu khách hàng, nhất là khách hàng Trung Quốc, Hồng Kông.

Tuy nhiên, Giám đốc Cty TNHH Sơn Thủy (Mương Mán, Hàm Thuận Nam) Trần Văn Sơn xuất gần 100 tấn thanh long trong tháng 3/2009 cho biết, ba container thanh long vận chuyển bằng tàu thủy, sau khoảng mười ngày cập cảng Thiên Tân (Trung Quốc) phần lớn bị thối rữa, còn một xe thanh long đông lạnh vận chuyển đường bộ sau hai ngày đến Tân Thanh (Lạng Sơn) cũng bị tương tự.

Chị Thủy, vợ anh Sơn, cho biết phía đối tác hứa bán số còn lại để vớt vát được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Cty Sơn Thủy sở hữu chín ha thanh long, có kinh nghiệm trồng và thu mua, xuất khẩu thanh long nhiều năm, đợt này thiệt hại ngót nghét hai tỷ đồng.

Hiện nay, Giám đốc Sơn phải chuyển sang mặt hàng xoài ở Đồng Nai vì sợ thanh long.

Cách Cty Sơn Thủy vài trăm mét, cơ sở của Cty TNHH Thanh Long Thành Đạt, vắng hoe. Giám đốc Nguyễn Văn Thêm cho biết 16 tấn hàng xuất đi Thái Lan trị giá khoảng 500 triệu đồng được thông báo hư hỏng khoảng 80 phần trăm. Anh Thêm mân mê xấp ảnh chụp thanh long thối rữa gửi từ Thái Lan về mà không biết nguyên nhân vì đâu.

Doanh nghiệp Tiến Thành (Hàm Thuận Bắc) bị hư hỏng gần 60 tấn thanh long. Ngày 5/4, doanh nghiệp này mua 2,8 tấn thanh long của một nhà vườn mối nhưng chỉ sau một ngày phát hiện vỏ thanh long có hiện tượng bị thối. Thông tin từ các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ở Tiền Giang cho biết, họ cũng bị thiệt hại vì hiện tượng không hiểu nổi này.

Không chỉ thanh long xuất sang Trung Quốc, thanh long xuất qua đường hàng không sang nhiều nước châu Âu thời gian vận chuyển ngắn, tiêu chuẩn khắt khe cũng bị hư hỏng tương tự.

Các chủ doanh nghiệp xuất khẩu thanh long cho rằng lần đầu tiên họ gặp phải tình trạng này và có thể dẫn đến sự phá sản doanh nghiệp.

Chưa định được bệnh

Chi Cục trưởng Bảo vệ thực vật Bình Thuận - Trần Minh Tiến cho biết, ngày 20/3 gửi mẩu bệnh phẩm đến Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu II (TPHCM) và, theo kết quả xét nghiệm ngày 30/3 của Trung tâm, mẫu bệnh phẩm có khuẩn Gram +, chưa định danh và nấm Mucor. Tuy nhiên, Trung tâm cho biết nếu khuẩn Gram + thì không gây hại cho cây trồng.

Để có kết quả chính xác, Chi cục bảo vệ Thực vật tỉnh gửi thêm mẫu cho Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau Nhập khẩu II và Đại học Nông Lâm TPHCM. Trong lúc chờ kết quả, Chi cục chỉ hướng dẫn một số khuyến cáo và phòng trừ đối với nhà vườn và nhà xuất khẩu thanh long.

Chi cục Bảo vệ Thực vật Bình Thuận dự đoán, bệnh làm hỏng thanh long này xuất hiện từ khi hoa héo và đặc biệt là sau khi rút râu, bắt đầu từ đỉnh trái và lan dần làm trái xanh non bị rụng, có vườn tỷ lệ bệnh đến 10 - 15 phần trăm.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.