Zimbabwe sắp in phiên bản USD riêng

Zimbabwe bỏ đồng tiền riêng sau cuộc siêu lạm phát năm 2009. Ảnh: WIKIMEDIA
Zimbabwe bỏ đồng tiền riêng sau cuộc siêu lạm phát năm 2009. Ảnh: WIKIMEDIA
Chính phủ Zimbabwe lên kế hoạch in phiên bản USD của riêng mình nhằm giải quyết bài toán thiếu hụt tiền mặt trong nước.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Zimbabwe John Mangudya cho biết Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu châu Phi (AEIB) sẽ hỗ trợ 200 triệu USD để in số tiền mới nói trên. Các tờ tiền có mệnh giá lần lượt 2, 5, 10 và 20 đô la, với giá trị tương đương đồng USD mệnh giá tương ứng của Mỹ.

Ông Mangudya cho biết những đồng bạc mới này sẽ lưu hành trong vòng 2 tháng tới.

Kể từ năm 2009, Zimbabwe đã từ bỏ đồng tiền riêng của nước này do siêu lạm phát kéo dài, và chuyển sang sử dụng đồng USD. Ngoài ra, người dân Zimbabwe còn sử dụng một số ngoại tệ khác, trong đó có đồng rand của Nam Phi và nhân dân tệ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, đài BBC (Anh) cho biết người dân Zimbabwe không phải lúc nào cũng rút được số lượng USD như mong muốn bởi tình trạng thiếu hụt giấy bạc này diễn ra thường xuyên.

Dù in phiên bản USD của riêng mình, nhưng thống đốc Mangudya khẳng định đây không phải là bước đi đầu tiên nhằm đưa đồng nội tệ trở lại lưu thông.

Quan chức này cũng đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế người dân sử dụng đồng USD, như họ không được phép mang khỏi đất nước quá 1.000 USD.

Theo ông Mangudya, biện pháp vừa nêu nhằm khuyến khích mọi người sử dụng đồng rand nhiều hơn trong bối cảnh phần lớn hoạt động giao thương của Zimbabwe là với đối tác Nam Phi.

Dù vậy, người dân Zimbabwe ít khi muốn tích trữ đồng rand vì lo ngại nó sẽ sụt giảm giá trị so với đồng USD.

Theo Theo Người lao động
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.