Từ kinh nghiệm thực tế của Trung Quốc:

Việt Nam có nên thành lập cơ quan quản lý tài sản công?

Việt Nam có nên thành lập cơ quan quản lý tài sản công?
Theo ông Vu Cát, sở dĩ TQ phải thành lập Uỷ ban quản lý TSNN là để giải quyết những tồn đọng, đó là việc TSNN trước đây có quá nhiều cơ quan quản lý, nhưng khi có “vấn đề” thì không ai đứng ra chịu trách nhiệm.
Việt Nam có nên thành lập cơ quan quản lý tài sản công? ảnh 1

Có nên thành lập cơ quan quản lý tài sản công?

“Tài sản công là cơ sở vật chất quan trọng trong việc phát triển kinh tế thị trường XHCN. Xây dựng và kiện toàn thể chế giám quản tài sản công có liên quan đến việc hoàn thiện cơ chế thị trường XHCN, liên quan đến việc kiên trì chế độ kinh tế cơ bản của CNXH, liên quan đến việc đưa cải cách DN quốc doanh vào chiều sâu”, ông Vu Cát - Vụ trưởng Vụ chính sách- Phó trưởng ban luật - Uỷ ban quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc (TQ)  đã khẳng định như vậy tại Hội thảo “Quản lý tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp-kinh nghiệm của TQ”, do Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TW tổ chức hôm qua, 9/3 tại Hà Nội.

Theo ông Vu Cát, sở dĩ TQ phải thành lập Uỷ ban quản lý TSNN là để giải quyết những tồn đọng, đó là việc TSNN trước đây có quá nhiều cơ quan quản lý, nhưng khi có “vấn đề” thì không ai đứng ra chịu trách nhiệm. Việc quản lý TSNN chồng chéo, không quy được trách nhiệm nên sử dụng không có hiệu quả.

Giám sát, quản lý TSNN là để thúc đẩy sự cải cách và phát triển nền kinh tế TQ. TQ đã đưa ra phương hướng cải cách DNQD bằng việc xây dựng  DNQD thành những tập đoàn, Cty lớn. “Sức mạnh của một đất nước có thể được nhìn qua những Cty lớn đó...” - Ông Vu Cát nói. Theo ông Vu Cát: “Uỷ ban quản lý TSNN có quyền phân định ranh giới quyền sở hữu tài sản công trong DN; đăng ký quyền sở hữu tài sản; giám sát việc sử dụng tài sản công.

Trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để giám sát tài sản công của DN?”. Ông Vu Cát nói: Trước hết, cơ quan giám sát tài sản công của cấp nào thay mặt cho cấp mình cử hội đồng giám sát; Cty 100% vốn NN trong những DN do mình xuất vốn thi hành theo quy định trong bản “điều lệ thi hành tạm thời của hội đồng giám sát DNNN”. Thứ hai, cơ quan giám quản tài sản công tiến hành giám sát tài vụ của DN do mình xuất vốn theo pháp luật; xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu bảo toàn và tăng giá trị cho tài sản công; bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người xuất vốn tài sản công.

Ngoài ra, các DN quốc hữu và DNNN kiểm soát cổ phần cần tăng cường giám sát nội bộ và kiểm soát rủi ro, dựa theo những quy định có liên quan của NN xây dựng và kiện toàn các chế độ (tài vụ, kiểm toán..); củng cố vốn pháp luật của DN và giám sát dân chủ công nhân viên chức. Riêng các DN 100% vốn NN, Cty 100% vốn NN trong các DN đã đầu tư vốn pháp định phải định kỳ báo cáo tình hình tài vụ, tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình bảo toàn và tăng giá trị cho tài sản công với cơ quan giám sát tài sản công theo đúng quy định…

Theo ông Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế TW thì đây là những kinh nghiệm hết sức quan trọng về quản lý tài sản NN trong DN.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.