Tuyển sinh ĐH - CĐ 2006 ở khu vực phía Nam:

Có bao nhiêu chỉ tiêu nguyện vọng 2?

Có bao nhiêu chỉ tiêu nguyện vọng 2?
TP - Bất kể điểm sàn cao hay thấp, để tuyển đủ chỉ tiêu, hầu hết các trường ĐH - CĐ phía Nam đều phải trông chờ vào “nguồn” thí sinh đăng ký nguyện vọng 2. Các trường ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ gặp khó khăn vì không có “nguồn” tuyển.
Có bao nhiêu chỉ tiêu nguyện vọng 2? ảnh 1

Những thí sinh không đỗ NV 1 ở khu vực phía Bắc sẽ có nhiều cơ hội trúng NV 2 tại các trường phía Nam                         Ảnh: Phạm Yên

100% các trường ngoài công lập tuyển nguyện vọng 2

Điểm thi của thí sinh quá thấp nên dù lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn thì 100% các trường ngoài công lập ở khu vực TPHCM cũng chỉ tuyển được từ 20-40% chỉ tiêu.

Do vậy, tất cả các trường này đều phải tổ chức xét tuyển nguyện vọng 2 đối với hệ đại học và cao đẳng. Đối tượng xét tuyển nguyện vọng 2 là thí sinh có hộ khẩu ở tất cả các địa phương trong cả nước, có điểm thi trên điểm sàn và không trúng tuyển nguyện vọng 1 vào các trường khác.

Cụ thể: ĐH bán công Tôn Đức Thắng xét tuyển khoảng  1.300 chỉ tiêu nguyện vọng 2 cho 23 ngành khối A, B, C, D1 hệ đại học và 650 chỉ tiêu nguyện vọng 2 đối với 8 ngành thuộc khối A, D1 hệ cao đẳng.

Trường ĐH bán công Marketing TPHCM xét tuyển khoảng 400 chỉ tiêu hệ đại học đối với 10 ngành thuộc khối A, D1 và hơn 900 chỉ tiêu hệ cao đẳng thuộc các ngành: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Hệ thống thông tin quản lý, Tiếng Anh.

Trường ĐH Mở- bán công TPHCM sẽ xét tuyển khoảng 1.500 chỉ tiêu hệ đại học cho 13 ngành học thuộc các khối A, B, C, D1, D4 và xét tuyển 300 chỉ tiêu hệ cao đẳng đối với ngành Tin học và Quản trị kinh doanh.

Trường ĐH dân lập Kỹ thuật - Công nghệ TPHCM xét tuyển khoảng 1.300 chỉ tiêu cho  17 ngành học (hệ đại học) thuộc tất cả các khối thi và 5 ngành học (hệ cao đẳng) thuộc khối A và D1.

Ngoài ra, trường này còn tuyển 300 chỉ tiêu hệ đại học không chính quy. Trường ĐH dân lập Ngoại ngữ - Tin học TPHCM sẽ xét tuyển hơn 800 chỉ tiêu hệ đại học đối với 12 ngành học thuộc khối A và D1.

Trường ĐH dân lập Lạc Hồng xét tuyển khoảng 1.000 chỉ tiêu đối với 18 ngành học ở tất cả các khối. Trường còn xét tuyển 300 chỉ tiêu hệ đại học không chính quy.

Các trường đại học dân lập không tổ chức thi tuyển sinh dành 100% chỉ tiêu tuyển sinh cho thí sinh đăng ký nguyện vọng 2.

Cụ thể: ĐH dân lập Hồng Bàng xét tuyển nguyện vọng 2 cho 33 ngành học thuộc tất cả các khối thi với 1.700 chỉ tiêu. ĐH dân lập Hùng Vương xét tuyển 1.000 chỉ tiêu cho 10 ngành học thuộc tất cả các khối. 

ĐH dân lập Văn Hiến xét tuyển 1.100 chỉ tiêu cho 12 ngành học, trong đó có nhiều ngành thuộc khối C.

ĐH dân lập Văn Lang xét tuyển 2.000 chỉ tiêu cho 12 ngành học thuộc các khối A, B, D1,V,H. ĐH dân lập Yersin (Đà Lạt) xét tuyển 1.300 chỉ tiêu cho 18 ngành học thuộc tất cả các khối thi.

100% các trường ĐH công lập vùng  xét tuyển nguyện vọng 2: Muốn nhưng không dễ

Kết quả thi tuyển sinh cho thấy: 100% các trường đại học vùng  tuyển không đủ chỉ tiêu đối với thí sinh đăng ký nguyện vọng 1. Do vậy, các trường sẽ xét tuyển nguyện vọng 2.

Tuy nhiên, đối với các trường đại học công lập ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, “nguồn” thí sinh đăng ký nguyện vọng 2 sẽ rất hạn chế.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, những trường này chỉ tuyển thí sinh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà điểm thi của thí sinh ở khu vực này rất thấp, dự báo sẽ rất ít thí sinh có điểm thi trên “sàn”.

ĐH An Giang tuyển 1.510 chỉ tiêu nhưng trong kỳ thi tuyển vừa qua, chỉ có 570/12.766  thí sinh có tổng điểm 3 môn thi đạt từ 15 điểm trở lên.

Trong đó, khối B chỉ có 66 thí sinh đạt 15 điểm trở lên; Khối C có 216 thí sinh... Dự kiến trường sẽ còn gần 1.000 chỉ tiêu cho nguyện vọng 2.

Trường ĐH Tiền Giang năm nay tuyển 1.120 chỉ tiêu nhưng trong đợt tuyển sinh vừa qua, chỉ có 181 thí sinh có điểm 3 môn thi đạt từ 14 điểm trở lên. Như vậy, nếu điểm chuẩn là 14 điểm thì trường còn thiếu khoảng 1.000 chỉ tiêu nữa.

Do hạn chế vùng tuyển nên trường ĐH An Giang và ĐH Tiền Giang khó tuyển đủ chỉ tiêu theo nguyện vọng 2. Có thể, các trường này phải tính đến phương án xét tuyển nguyện vọng 3.

Các trường đại học công lập khác như ĐH Đà Lạt, ĐH Quy Nhơn, ĐH Thủy sản Nha Trang... có thể sẽ “dễ thở” khi xét tuyển nguyện vọng 2 hơn vì “nguồn” thí sinh đăng ký nguyện vọng 2 không bị hạn chế bởi vùng, miền. Năm nay, ĐH Đà Lạt tuyển 2.200 chỉ tiêu.

Kỳ thi tuyển sinh vừa qua, có gần 18.000 thí sinh dự thi nhưng chỉ có 868 thí sinh đạt từ 15 điểm trở lên. Dù điểm sàn có thấp hơn 15 điểm  và điểm chuẩn một số ngành bằng điểm sàn thì trường cũng phải xét tuyển nguyện vọng 2 với hơn 1.000 chỉ tiêu  cho hầu hết các ngành.

ĐH Thủy sản Nha Trang tuyển 2.000 chỉ tiêu nhưng trong kỳ thi vừa qua, chỉ có 485 thí sinh đạt từ 15 điểm trở lên. Dự kiến trường sẽ xét tuyển hơn 1.300 chỉ tiêu nguyện vọng 2 cho tất cả các ngành.

Tương tự, ĐH Quy Nhơn cũng xét tuyển hơn 1.500 chỉ tiêu nguyện vọng 2 cho tất cả các ngành Sư phạm và ngoài Sư phạm.

Các trường ĐH công lập ở TPHCM: Nhiều cơ hội cho nguyện vọng 2

ĐH Kinh tế TPHCM chỉ lấy một mức điểm chuẩn cho tất cả các ngành, trong khi điểm thi của thí sinh tương đối cao nên có khả năng trường này không xét tuyển nguyện vọng 2.

Trường ĐH Ngân hàng TPHCM, ĐH Ngoại thương (cơ sở 2), Học viện Bưu chính viễn thông (cơ sở 2), ĐH Y Dược TPHCM cũng chưa có kế hoạch xét tuyển nguyện vọng 2 vì điểm thi của thí sinh rất cao, điểm chuẩn sẽ không bị điểm “sàn” ràng buộc.

Các trường còn lại đều phải tính đến việc xét tuyển nguyện vọng 2 để đảm bảo “đầu vào”.  ĐH Nông lâm TPHCM dự kiến tuyển gần 1.000 chỉ tiêu nguyện vọng 2 cho hầu hết các ngành. ĐH Sư phạm TPHCM cũng sẽ dành khá nhiều chỉ tiêu nguyện vọng 2 đối với các ngành ngoài Sư phạm.

Ở ĐH Khoa học Xã hội- Nhân văn TPHCM, theo dự báo, có rất ít ngành không xét tuyển nguyện vọng 2 như ngành  Báo chí, Đông phương, Quan hệ quốc tế, Ngữ văn Anh.

Các ngành còn lại đều phải xét tuyển nguyện vọng 2 với chỉ tiêu có thể nhiều hơn năm trước. Năm trước, trường này xét tuyển gần 700 chỉ tiêu nguyện vọng 2.

Các trường: ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, ĐH Giao thông vận tải TPHCM, ĐH Giao thông vận tải (cơ sở 2), ĐH Kiến trúc TPHCM, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM... cũng sẽ dành khá nhiều chỉ tiêu cho nguyện vọng 2 đối với những ngành khó tuyển. 

Soạn tin nhắn để biết điểm thi

Soạn tin nhắn theo cấu trúc:

DT    SOBAODANH

Gửi tới : 8309

Ví dụ: Để xem điểm của thí sinh có Sốbáodanh là  BKAD0394, hãy soạn tin nhắn: DT BKAD0394 và gửi tới số 8309.(Số báo danh ghi giống như trong phiếu báo thi bao gồm cả mã trường và mã khối)

Xem điểm chuẩn ĐH–CĐ

Soạn tin nhắn theo cấu trúc:

DC    MATRUONGMANGANH

Gửi tới : 8309

Ví dụ: Để xem điểm chuẩn ngành Điện của trường ĐH Bách Khoa, hãy soạn tin nhắn: DC BKA101 và gửi tới số 8309. Trong đó: BKA là mã trường ĐH Bách Khoa; 101 là mã ngành Điện.

Để biết vị trí của bạn theo kết quả thi ĐH - CĐ

Soạn tin nhắn theo cấu trúc:

DT    VT    SOBAODANH

Gửi tới : 8309

Trong đó: DT là cú pháp nhắn tin; VT là vị trí; SOBAODANH là số báo danh ghi trong phiếu báo thi bao gồm cả mã trường và mã khối).

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.