Ngày 27/7/1953, tại phòng đàm phán ở làng Bàn Môn Điếm nằm giữa biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc, hiệp định đình chiến được ký giữa tướng Nam Il, đại diện quân đội Triều Tiên và chí nguyện quân Trung Quốc, với tướng Mỹ William K. Harrison Jr., đại diện quân Liên Hợp Quốc. Hiệp định chấm dứt gần ba năm giao tranh đẫm máu, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người Nam – Bắc Triều Tiên và Trung Quốc cùng gần 40.000 binh sĩ Mỹ.

Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, bán đảo Triều Tiên bị chia thành hai miền bằng vĩ tuyến 38, với miền Bắc được đặt dưới quyền quản lý của Liên Xô, miền Nam do Mỹ kiểm soát. Ngày 25/6/1950, quân đội Triều Tiên tràn xuống tấn công quân Hàn Quốc ở phía Nam nhằm thống nhất bán đảo. Chiến tranh Triều Tiên chính thức bùng nổ.

Tổng thống Mỹ khi đó là Harry S. Truman cho rằng cuộc tấn công của Triều Tiên là một kế hoạch của Liên Xô nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng, nên Mỹ lập tức soạn thảo nghị quyết Liên Hợp Quốc kêu gọi thành lập một liên minh quân sự bảo vệ Hàn Quốc, với lực lượng chủ chốt là quân đội Mỹ.

Nghị quyết nhanh chóng được thông qua mà không có phiếu phủ quyết nào bởi Liên Xô lúc đó đang tẩy chay Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để phản đối việc Trung Quốc không được chấp thuận vào cơ quan này. 14 quốc gia, bao gồm Australia, Bỉ, Canada, Colombia, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, New Zealand, Philippines, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh cam kết đưa quân đến Đông Bắc Á. Binh sĩ Mỹ, Anh, Canada và Australia chiếm đa số trong 260.000 quân nhân tham chiến.

Trong giai đoạn đầu, chiến thuật của Mỹ và đồng minh Hàn Quốc là bảo vệ phần lãnh thổ còn lại ở Pusan và từng bước đẩy lui quân Triều Tiên. Sau khi để mất Seoul, liên quân Mỹ - Hàn phản công và quân miền bắc phải lùi qua vĩ tuyến 38.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, gần 40.000 lính Mỹ tử trận cùng hơn 100.000 trường hợp thương vong trong cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên. Theo Bách khoa toàn thư Britannica, Hàn Quốc mất khoảng 217.000 quân trong khi 1 triệu thường dân thiệt mạng. Triều Tiên có 406.000 binh sĩ tử trận, 600.000 thường dân thiệt mạng. Quân đội Trung Quốc mất khoảng 600.000 binh sĩ. Theo SCMP, khoảng 149.000 đến 400.000 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên.

Cuộc chiến sau đó chủ yếu diễn ra trên lãnh thổ Triều Tiên và liên quân Mỹ - Hàn với lợi thế về công nghệ, hỏa lực đã nhanh chóng dồn ép quân đội Triều Tiên đến sát biên giới Trung Quốc. Trước tình hình đó, Trung Quốc quyết định tham chiến và cử các đơn vị chí nguyện quân sang Triều Tiên để đẩy lùi liên quân.

Với sự tham gia của 250.000 quân Trung Quốc từ cuối năm 1951, cuộc chiến rơi vào thế bế tắc khi không bên nào thực sự chiếm được lợi thế chiến lược trên chiến trường và chủ yếu thực hiện các trận đánh tiêu hao sinh lực địch.

Cuộc chiến giằng co kéo dài suốt một năm buộc Harry S. Truman phải tìm cách đàm phán hòa bình với các bên. Tuy nhiên, không bên nào nhất trí hoàn toàn về một thỏa thuận hòa bình, nên cuộc chiến tiếp tục kéo dài thêm hai năm nữa.

Tháng 1/1953, Dwight Eisenhower, người vốn công kích cuộc chiến, kế nhiệm Truman làm tổng thống Mỹ. Eisenhower tuyên bố sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân để chấm dứt xung đột ở bán đảo này.

Ngày 27/7/1953, một thỏa thuận ngừng bắn được ký và đường ranh giới tạm thời được xác định là biên giới mới giữa hai nước. Lúc đó, thỏa thuận đình chiến chỉ được xem là tạm thời cho tới khi “hòa bình được thiết lập lại”.

Tuy nhiên, việc đó vẫn chưa xảy ra. Hội nghị Geneva năm 1954 đã không giải quyết được vấn đề này. Từ đó tới nay, hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn trong tình trạng chiến tranh.

Ngày 27/7/1953, tại phòng đàm phán ở làng Bàn Môn Điếm nằm giữa biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc, Hiệp định đình chiến được ký giữa tướng Nam Il, đại diện quân đội Triều Tiên và chí nguyện quân Trung Quốc, với tướng Mỹ William K. Harrison Jr., đại diện quân Liên Hợp Quốc.

Theo Hiệp định này, một ủy ban giám sát với đại diện từ các quốc gia trung lập quyết định số phận của hàng nghìn tù binh bị hai phe bắt giữ. Ủy ban này cuối cùng tuyên bố các tù binh được lựa chọn ở lại hoặc quay về quê hương. Hai bên cũng nhất trí chấm dứt mọi hành động thù địch công khai và rút lực lượng quân sự lùi sâu 2 km tại vị trí đang kiểm soát, tạo ra một khu phi quân sự có bề rộng 4 km dọc đường biên giới mới phân chia hai miền.

Nhận thức được sức mạnh của vũ khí hạt nhân trong việc bảo vệ lãnh thổ, năm 1956, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Kim Nhật Thành, các nhà khoa học Triều Tiên bắt đầu tiến hành việc nghiên cứu nhằm làm chủ công nghệ này.

Năm 1958, trước việc người Mỹ triển khai tên lửa Honest mang đầu đạn hạt nhân và lực lượng pháo hạt nhân 280mm đến Hàn Quốc, Triều Tiên và Liên Xô lập tức ký một thỏa thuận hợp tác, theo đó phía Liên Xô sẽ giúp Triều Tiên xây dựng Trung tâm hạt nhân Yongbyon, nằm ở Nyongbyon, cách thủ đô Bình Nhưỡng 90km về phía Bắc, bao gồm một nhà máy chế tạo nhiên liệu, một cơ sở tái chế nhiên liệu cùng các lò phản ứng Magnox công suất 5MW (MegaWatt), sử dụng chất Urani làm nhiên liệu.

Năm 1962, các lò phản ứng ở Nyongbyon đạt được công suất 2MW (đến năm 1974 được nâng lên thành 4MW).

Từ năm 1970, Triều Tiên bắt đầu khai thác quặng Urani ở một số mỏ nằm gần tỉnh Sunchon và Pyongsan.

Sau khi nắm được những công nghệ cơ bản về chế tạo vũ khí hạt nhân, song song với việc triển khai các lò phản ứng, từ năm 1980 đến 1985, Triều Tiên tiến hành xây dựng thêm một nhà máy ở Trung tâm hạt nhân Yongbyon để tích lũy Urania. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế Liên Hiệp Quốc (IAEA) thời điểm đó, các lò phản ứng hạt nhân ở Yongbyon đạt đến sức mạnh 8 MW.

Năm 1985, tuy Triều Tiên ký “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” (NPT) nhưng vẫn lặng lẽ nghiên cứu và hoàn thiện cách chế tạo loại vũ khí này bất chấp các biện pháp ngăn cản, trừng phạt, bao vây cấm vận của Liên Hiệp Quốc cùng một số quốc gia khác như Mỹ, Anh, Pháp…

Năm 1992, lần đầu tiên Triều Tiên mới cho phép một nhóm chuyên gia IAEA đến Trung tâm hạt nhân Yongbyon. Kết quả kiểm tra đã phát hiện nhiều mâu thuẫn, trái ngược với những tuyên bố của Triều Tiên, rằng họ phát triển công nghiệp hạt nhân chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu dân sự. Các thanh tra IAEA cũng công bố những thông tin hộ cho là bằng chứng, chứng tỏ Triều Tiên đã cố tình che giấu mức độ sản xuất chất phóng xạ này.

Trước những cáo buộc ấy, tháng 3/1993, Triều Tiên đe dọa sẽ rút khỏi Hiệp ước NPT.

Đến tháng 12 cùng năm ấy, Tổng Giám đốc IAEA Hans Blix đưa ra thông báo quan trọng: "IAEA không dám bảo đảm là Triều Tiên sẽ không sản xuất vũ khí hạt nhân".

Sau nhiều vòng đàm phán, ngày 12/10/1994, Mỹ và Triều Tiên đã ký một thỏa thuận khung, trong đó Bình Nhưỡng đồng ý đóng băng chương trình sản xuất Plutonium để đổi lấy xăng, dầu, lương thực cùng 2 nhà máy điện hạt nhân nước nhẹ, phục vụ cho sinh hoạt dân sự. Đổi lại, Triều Tiên sẽ tháo dỡ các cơ sở hạt nhân hiện có, và các thanh nhiên liệu Urani trong các lò phản ứng sẽ được đưa ra khỏi Triều Tiên dưới sự giám sát của IAEA.

Tuy nhiên, ông Hans Blix, Tổng Giám đốc IAEA cho rằng: "IAEA hoàn toàn không vui với bản thỏa thuận khung vì nó mang lại cho Bình Nhưỡng quá nhiều thời gian để họ có thể đối phó với việc thanh sát". Hai năm sau đó, ngày 18/3/1996, ông Hans Blix thông báo Triều Tiên chưa thực hiện kê khai số lượng Plutonium như yêu cầu trong bản thỏa thuận khung.

Ngày 31/8/1998, Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa Paektusan-1, mang theo vệ tinh thăm dò thời tiết Kwangmyongsong trước sự ngỡ ngàng của thế giới. Các nhà phân tích quân sự Mỹ cho rằng vụ phóng vệ tinh chỉ là nhằm che giấu việc thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo tầm xa (ICBM). Tên lửa này đã bay qua vùng lãnh hải Nhật Bản, khiến Chính phủ Nhật rút lại 1 tỷ USD, tiền viện trợ xây dựng 2 lò phản ứng nước nhẹ dân sự cho Bình Nhưỡng.

Năm 1986
Triều Tiên khởi động lò phản ứng hạt nhân công suất 5 megawatt tại tỉnh Yongbyon sau 7 năm xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô.

Năm 1993
Bình Nhưỡng đe dọa sẽ rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Năm 1994
Mỹ và Triều Tiên đã ký một thỏa thuận khung, trong đó Bình Nhưỡng đồng ý đóng băng chương trình sản xuất Plutonium để đổi lấy xăng, dầu, lương thực cùng 2 nhà máy điện hạt nhân nước nhẹ, phục vụ cho sinh hoạt dân sự.

Năm 2002
Ngày 29/1, Tổng thống Mỹ George BushW. Bush liệt Iran, Iraq và Triều Tiên vào “trục ma quỷ”.
Ngày 4/10, chính quyền Washington nói rằng Bình Nhưỡng thừa nhận với phái đoàn Mỹ họ có một chương trình làm giàu uranium.

Năm 2003
Ngày 11/1, Triều Tiên rút khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Từ ngày 27 đến 29/8, Triều Tiên tham gia vòng đàm phán hạt nhân 6 bên đầu tiên ở Bắc Kinh, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và Mỹ.

Năm 2005
Triều Tiên tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân.

Năm 2006
Triều Tiên thử hạt nhân lần đầu tiên gây ra vụ nổ chưa đầy một kiloton hoặc tương đương khoảng 1.000 tấn thuốc nổ TNT.

Năm 2009
Ngày 23/5, Triều Tiên tuyên bố tiến hành thành công vụ thử dưới lòng đất lần thứ hai kể từ năm 2006.

Năm 2011
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đã hoàn thành một tháp phóng ở căn cứ tên lửa mới ở Tongchang-ri.

Năm 2012
Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa, động thái mà cộng đồng quốc tế lên án như là một vụ thử tên lửa đạn đạo trá hình.

Năm 2013
Ngày 12/12, Triều Tiên thử hạt nhân lần 3 và cũng là lần lớn nhất từ trước đến nay.

Năm 2015
Tháng 5, Bình Nhưỡng nói thành công trong việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm.

Tháng 12, truyền thông Triều Tiên dẫn lời ông Kim Jong-un nói Bình Nhưỡng đã phát triển một quả bom nhiệt hạch nhưng giới chuyên gia nhận định đó có thể chỉ là thử bom phân hạch tăng cường.

Năm 2016
Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch.

Năm 2017
Ngày 29/5, Triều Tiên bắn tên lửa vào vùng biển Nhật Bản.
Ngày 5/7, Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ngày 3/9, Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch.

Năm 2018
Theo quyết định của Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Triều Tiên tuyên bố sẽ dừng chương trình hạt nhân và các vụ thử ICBM từ ngày 21/4.

Ngày 27/4, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên tổ chức Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần ba tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm bên phần đất phía Hàn Quốc và hai bên thống nhất đưa ra Tuyên bố chung, trong đó tái khẳng định mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Ngày 24/5, Triều Tiên đã tiến hành tháo dỡ khu thử hạt nhân Punggye-ri ở khu vực phía đông bắc nước này.

Hãng tin Bloomberg điểm lại về mối quan hệ giữa Triều Tiên và phần còn lại của thế giới ở các khía cạnh khác nhau, từ đó cho thấy hiện trạng của quốc gia này.

Thương mại
Triều Tiên bị Liên Hiệp Quốc siết chặt các biện pháp trừng phạt từ năm 2006, thời điểm Bình Nhưỡng có vụ thử hạt nhân lần đầu tiên. Điều này khiến thương mại của Triều Tiên gặp vô vàn khó khăn. Tuy vậy, mỗi năm Triều Tiên vẫn duy trì được mối hợp tác thương mại trị giá khoảng 6,6 tỉ USD với các nước. Có 90% số ấy liên quan tới Trung Quốc (6,1 tỉ USD). Ngoài Trung Quốc, Triều Tiên cũng duy trì thương mại với Ấn Độ, Philippines, Nga, Pakistan và một số đối tác tại Nam Mỹ.

Được biết đến như là một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới, nhưng Triều Tiên khẳng định vẫn nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía, và cho rằng "cộng đồng quốc tế nên bác bỏ lập luận phi lý của Mỹ về việc bắt người khác làm theo ý mình".

Ngoại giao
Từ khi thành lập nước năm 1948, Triều Tiên đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 164 nước, trong đó Trung Quốc và Nga là hai nước thân cận nhất.

Đại sứ quán
Triều Tiên duy trì Đại sứ quán tại 47 quốc gia, và 24 trong số này cũng có Đại sứ quán ở Bình Nhưỡng. Đại sứ quán Thụy Điển đặt ở Thủ đô Bình Nhưỡng đại diện cho cả Úc, Canada và Mỹ, phụ trách những công tác liên lạc, trao đổi khi cần thiết.

Lao động xuất khẩu
Khoảng 60.000 người Triều Tiên đang làm việc ở 50 nước khác nhau, theo ước tính của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc. Những người này được cho là đem về quê nhà số tiền 1,5 tỉ - 2,3 tỉ USD mỗi năm nhưng số ngoại tệ đó bị nhà nước giám sát và quản lý. Liên Hiệp Quốc ước tính 60 - 90% số tiền lương của lao động Triều Tiên ở nước ngoài được gửi về nước để đóng góp cho chính quyền.

Nhà hàng
Đây là lĩnh vực Bình Nhưỡng phát triển mạnh ở nước ngoài. Có khoảng 100 nhà hàng Triều Tiên rải rác ở châu Á, thậm chí tại Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE), nhưng phần lớn nhà hàng đặt tại Trung Quốc. Cao điểm năm 2013, số nhà hàng ở nước ngoài của Triều Tiên là 130.

Đoàn tụ người thân
Sau năm 1953, cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều cấm công dân của nước này sang nước kia thăm hỏi người thân hoặc liên lạc với nhau khi chưa có sự cho phép của chính quyền.

Từ năm 1985, các cuộc đoàn tụ gia đình bắt đầu được hai miền Triều Tiên thường xuyên tổ chức. Gần 20.000 người Hàn Quốc và Triều Tiên đã tham gia hơn 20 cuộc đoàn tụ trực tiếp do chính phủ hai nước tổ chức.

Tổng thống Hàn quốc Moon Jae In cho rằng hai miền cần mở rộng quy mô các cuộc đoàn tụ, tổ chức các sự kiện này thường xuyên hơn và tạo điều kiện để các gia đình gửi thư cho nhau. “Nhiều người qua đời mà không có cơ hội biết được liệu người thân của họ còn sống hay đã chết. Đây là một nỗi xấu hổ đối với cả chính phủ Hàn Quốc lẫn Triều Tiên’, ông Moon nói.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất diễn ra vào ngày 12/6/2018 là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài và kịch tính trong nhiều tháng.

Cuối tháng 3, đầu tháng 4: Ngoại trưởng Michael Pompeo bí mật tới Triều Tiên để đàm phán với nhà lãnh đạo Kim Jong Un về kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh. Chuyến đi được công bố vào ngày 17/4.

Ngày 9/5: Triều Tiên trao trả 3 tù nhân Mỹ cho ông Pompeo trong chuyến đi thứ hai tới Triều Tiên. Đích thân Tổng thống Trump đã lên tiếng cảm ơn.

Ngay sau cuộc gặp với ông Kim, Tổng thống Trump thông báo Mỹ sẽ đình chỉ các cuộc tập trận quân sự với Hàn Quốc - vốn thường bị Bình Nhưỡng chỉ trích là các cuộc diễn tập cho chiến tranh. Triều Tiên cũng nhanh chóng chuyển trả 55 hộp chứa những gì được cho là hài cốt của binh lính Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến 1950 - 1953. Một tháng sau đó, nhiều hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Triều đã bắt đầu tháo dỡ một số cơ sở tại bãi thử tên lửa Sohae.

Ngày 13/5: Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho rằng mô hình giải phóng kho vũ khí hạt nhân của Libya nên được chính quyền Triều Tiên áp dụng.

Ngày 16/5: Trong một tuyên bố đe dọa rút khỏi hội nghị thượng đỉnh, thứ trưởng ngoại giao Triều Tiên, Đại tướng Kim Kye Gwan, cho rằng nhận xét của ông Bolton là “hết sức vô lý”.

Ngày 17/5: Tổng thống Trump tìm cách xoa dịu tình hình bằng tuyên bố rằng Lybia không có điểm chung với quốc gia này và các biện pháp quốc phòng của Bình Nhưỡng sẽ luôn được đảm bảo trong bất kỳ thỏa thuận nào.

Ngày 24/5: Phó Thủ tướng Triều Tiên Choe Son Hui cảnh báo đã chuẩn bị cho một cuộc đua vũ khí hạt nhân với Washington nếu cần thiết và gọi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence là “chính trị gia giả mạo”.

Cùng ngày, Tổng thống Trump tuyên bố hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh, viện dẫn các phát ngôn “gây hấn” của Bình Nhưỡng nhưng để ngỏ khả năng tái đàm phán.

Ngày 25/5: Ông Trump tuyên bố 2 nước đang nỗ lực tái đàm phán với hy vọng tiếp tục tổ chức hội nghị thượng đỉnh như dự kiến sau khi các quốc gia khác như Nga, Hàn Quốc lên tiếng.

Ngày 26/5: Chính quyền Triều Tiên công khai video hủy bỏ khu thử nghiệm vũ khí hạt nhân Punggye-ri để bày tỏ thiện chí nối lại quá trình ngoại giao.

Ngày 30/5: Ngoại trưởng Pompeo và cựu điệp viên Triều Tiên Kim Yong Chol đàm phán tại New York nhằm cố gắng đạt được cam kết chính thức cho hội nghị thượng đỉnh. Các quan chức Mỹ cũng gặp gỡ các quan chức Triều Tiên trong Khu phi quân sự Bàn Môn Điếm.

Ngày 1/6: Tổng thống Trump tiếp đón Đại tướng Kim Yong Chol và nhận một bức thư của ông Kim Jong Un. Sau 90 phút đàm phán, ông Trump chính thức tuyên bố hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra như dự kiến vào ngày 12/6 tới tại Singapore.

Ngày 5/6: Các quan chức Mỹ xác nhận thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh kéo dài từ ngày 12 – 14/6.

Ngày 6/6: Chính phủ Singapore lên tiếng xác nhận địa điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh là quẩn thể khách sạn cao cấp Capella trên đảo Sentosa.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên hồi tháng 6/2018 là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đương nhiệm cùng ngồi xuống với một Nhà lãnh đạo Triều Tiên. Tại Hội nghị có tính lịch sử này,
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên đã thông qua 4 cam kết chung:

- Hai nước sẽ thiết lập mối quan hệ mới, vì sự hòa bình và thịnh vượng.

- Mỹ và Triều Tiên sẽ cùng nhau xây dựng một chế độ hòa bình ổn định và lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

- Triều Tiên cam kết thực hiện nhiệm vụ phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.

- Hai nước sẽ phục hồi và hồi hương hài cốt của những người lính thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953.

Các nhà hoạch định Mỹ và Triều Tiên có lý do riêng để chọn Hà Nội là địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

Thứ nhất, Việt Nam có quan hệ nồng ấm với tất cả các nước trong tiến trình đối thoại về hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Ngày 6/2/2019, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam hoan nghênh việc Hoa Kỳ và Triều Tiên gặp thượng đỉnh lần hai. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ đối thoại nhằm duy trì hoà bình, an ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên. “Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực, phối hợp với các bên liên quan để cuộc gặp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai thành công, góp phần vào mục tiêu nói trên”, bà Hằng nói.

Thứ hai, cải cách kinh tế thành công của Việt Nam trong những năm 1980 cũng được các quan chức Triều Tiên dẫn ra làm mô hình có thể áp dụng cho các chính sách kinh tế mới của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

Thứ ba, hệ thống chính trị của Việt Nam và Mỹ tuy khác biệt nhưng Mỹ đang là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam kể từ khi cấm vận được gỡ bỏ năm 1995.

Thứ tư, khoảng cách địa lý không xa giữa Bình Nhưỡng và Hà Nội và kinh nghiệm của Việt Nam trong việc tổ chức và bảo đảm an toàn cho các hội nghị quốc tế giúp những thành phố của Việt Nam như Hà Nội trở thành lựa chọn tối ưu cho một sự kiện phức tạp và đòi hỏi yêu cầu an ninh cao như cuộc gặp thượng đỉnh lần hai của ông Trump và ông Kim.

Các quan chức Mỹ và Triều Tiên hiện vẫn còn rất kín tiếng về việc liệu có thể có thỏa thuận nào được đưa ra từ hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim lần thứ hai, trong khi các nhà phân tích cho rằng, Washington cần cởi mở hơn để thực hiện các bước tạm thời cho bất kỳ thỏa thuận nào có thể xảy ra.

Stephen Biegun, đặc phái viên hàng đầu của Mỹ tại Triều Tiên, tiết lộ, một số điều mục trong chương trình nghị sự đã được thảo luận, trong đó Triều Tiên đã kêu gọi nới lỏng lệnh trừng phạt, khởi động lại một số dự án kinh tế liên Triều, mở văn phòng liên lạc của Mỹ ở Bình Nhưỡng và ký tuyên bố chính thức chấm dứt cuộc chiến 1950 – 1953.

Theo các nhà quan sát, để giành được một số nhượng bộ từ Washington, Triều Tiên có thể phải thông qua việc đóng cửa tổ hợp hạt nhân Yongbyon, cũng như bãi bỏ các cơ sở tên lửa quan trọng trước sự chứng kiến của các chuyên gia nước ngoài. Trong khi một số nhà lập pháp và phân tích của Mỹ thì suy đoán, ông Trump có thể đồng ý giảm bớt sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc - điều mà các quan chức ở Seoul và Washington nói rằng cấp độ quân đội không đủ để đàm phán.

Các nội dung khác được dự báo có thể được Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un thảo luận ở Hà Nội là việc nới lỏng lệnh cấm đối với người Mỹ du lịch tới Triều Tiên hay cung cấp thêm các khoản viện trợ song phương.

- Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 31/01/1950

- Ngày 08-12/7/1957: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị chính thức Triều Tiên.

- Tháng 6/1961: Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm hữu nghị chính thức Triều Tiên.

- Ngày 09/9/1988: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công dự Quốc khánh Triều Tiên và trao Huân chương Sao vàng cho Chủ tịch Kim Nhật Thành.

- Tháng 5/1997: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Triều Tiên, ký lại Thoả thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.

- Tháng 8/2000: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Triều Tiên.

- Tháng 5/2002: Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm hữu nghị chính thức Triều Tiên.

- Tháng 12/2003: Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Quốc hội Tráng A Pao thăm Triều Tiên.

- Từ 14-17/7/2006: Trưởng Ban đối ngoại TW Đảng Nguyễn Văn Son thăm Triều Tiên.

Các chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo Triều Tiên:

- Ngày 27/11-3/12/1958: Thủ tướng Kim Nhật Thành thăm chính thức Việt Nam.

- Tháng 01/1992: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Kim Yong Nam thăm Việt Nam.

- Tháng 4/1996: Bộ trưởng chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế đối ngoại Ly Sơng Te thăm Việt Nam.

- Tháng 4/1997: Phó Thủ tướng Công Chin The thăm Việt Nam.

- Tháng 3/2000: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Pec Nam Sun thăm Việt Nam.

- Tháng 4/2001: Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Chuê The Bôc sang dự Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tháng 7/2001: Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Kim Yơng Nam thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Hai nước đã ký nhiều Hiệp định quan trọng như: Hiệp định hợp tác văn hoá (11/1957), Hiệp định hợp tác KHKT (10/1958), Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và CHDCND Triều Tiên (1961), Hiệp định thương mại và hàng hải (12/1962), Hiệp định hỗ tương y tế (12/1966), Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ (9/1969), Hiệp định hợp tác vận tải hàng không dân dụng (1/1977), Hiệp định vận tải biển (03/5/2002); Hiệp định thương mại (03/5/2002); Hiệp định tương trợ tư pháp (03/5/2002); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (03/5/2002); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (03/5/2002).

Ngày 31/1/1950, Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Triều Tiên. Triều Tiên là nước thứ 3 mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao sau Liên Xô và Trung Quốc.

Trong những năm tháng Việt Nam căng mình chống Mỹ, Triều Tiên đã hết lòng hỗ trợ cho Việt Nam. Triều Tiên gửi hơn 100 quân nhân sang Việt Nam để học tập kinh nghiệm chiến đấu. Nhiều trong số họ còn trực tiếp tham chiến. 14 phi công Triều Tiên đã hy sinh trong các cuộc chiến đó luôn được người dân Việt Nam kính trọng và lập khu tưởng niệm cho đến ngày nay.

Vào những năm 1990, khi Triều Tiên phải gồng mình chống chịu nạn đói, Việt Nam đã viện trợ cho nước bạn 100 tấn gạo năm 1995 và 13.000 tấn gạo năm 1997. Trong giai đoạn 2000-2012, Việt Nam tiếp tục hỗ trợ Triều Tiên 22.700 tấn gạo, 5 tấn cao su nguyên liệu và 50.000 USD.

Triều Tiên và Việt Nam sau nhiều cuộc chiến chọn đi theo những đường hướng khác nhau, tuy nhiên mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước vẫn luôn khăng khít, bền chặt.