Bất đồng với chủ trương thu hẹp Cung thiếu nhi Hà Nội

Toà nhà kiến trúc Pháp trong cung Thiếu nhi bị đề nghị thu hồi.
Toà nhà kiến trúc Pháp trong cung Thiếu nhi bị đề nghị thu hồi.
TP - Hơn hai trăm giáo viên, học sinh, phụ huynh ký đơn kiến nghị UBND thành phố Hà Nội không thu hồi toà nhà kiến trúc Pháp đẹp như “lâu đài tuổi thơ” trong Cung Thiếu nhi Hà Nội (CTN).

Tháng 4 vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có chủ trương thu hồi lại Khu nhà truyền thống của CTN, giao về cho UBND thành phố Hà Nội quản lý, sử dụng. Nhiều cuộc họp hiện thực hoá chủ trương này được tổ chức dấy lên sự lo ngại trong giáo viên, học sinh tại đây. Trong tập tài liệu hàng chục trang gửi đến Tiền Phong, hàng chục giáo viên và hơn 100 học sinh ký tên bày tỏ sự “lo lắng”, “bàng hoàng”, “như bị cắt đi một phần da thịt”… trước thông tin này.

CTN là thuộc khu vực đắc địa nhất Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm hơn 100 m, cạnh ngã ba phố Lê Lai và Lý Thái Tổ. Cung bao gồm 3 cụm công trình: Toà nhà 5 tầng, rạp Khăn Quàng Ðỏ và một toà nhà có từ thời Pháp - chính là toà nhà đang được yêu cầu bàn giao. Toà nhà này có kiến trúc Pháp, cao hai tầng, bao quanh là sân vườn, có tổng diện tích hơn 1.200 m2. Với vẻ đẹp cổ kính, nhiều thế hệ giáo viên, học sinh trìu mến gọi toà nhà này là “lâu đài tuổi thơ”.

Thời Pháp, khu vực này mang tên “ấu trĩ viên” (vườn trẻ). Toà nhà kiến trúc Pháp nêu trên là nơi Hồ Chủ tịch cùng đại diện chính phủ Pháp ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946. Từ ngày tiếp quản Thủ đô (1954) đến nay, toà nhà vẫn được sử dụng để phục vụ cho thiếu niên, nhi đồng. Trong quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cố (do UBND thành phố Hà Nội ban hành năm 2015), quần thể xung quanh toà nhà Ấu Trĩ Viên được yêu cầu bảo vệ nguyên trạng.

Về công năng, dù gọi chung là Khu nhà Truyền thống nhưng toà nhà này đang được sử dụng nhiều mục tiêu. Theo báo cáo của Ban lãnh đạo CTN, toà nhà gồm 26 phòng, trong đó có đến 15 phòng sử dụng để dạy học, còn lại là phòng truyền thống, 6 phòng làm việc…

Nên giữ cho trẻ một khu đất trung tâm, rộng rãi

Các giáo viên cho rằng, nếu toà nhà này bị lấy đi, việc giảng dạy, học tập trở nên khó khăn. “Chúng tôi phải tận dụng hành lang, sân thượng của các toà nhà cho các cháu học. Nếu bị lấy mất toà nhà này, càng thêm chật chội. Hãy giữ lại một vị trí đẹp, rộng rãi giữa trung tâm Thủ đô, bên cạnh Hồ Gươm cho trẻ em để thể hiện đúng tinh thần vì trẻ em, vì tương lai đất nước” - một giáo viên đề nghị giấu tên nói.

Bà Dương Việt Hà - Giám đốc CTN người vừa ký vào biên bản cuộc họp với ban ngành Hà Nội cho rằng, toà nhà Pháp chỉ là nơi làm việc cho cán bộ công nhân viên cũng đã có ý kiến “nói lại”: “Toà nhà này dùng làm nhà truyền thống, nơi làm việc của Ban giám đốc và có nhiều phòng học cho học sinh… Cá nhân tôi đề nghị giữ lại cho các em thiếu nhi”.

Dù giáo viên và học sinh phản đối, cuối tháng 6 vừa qua, các ban ngành thành phố Hà Nội họp về nội dung này do ông Mai Xuân Vinh - Phó Giám đốc Sở Tài chính chủ trì vẫn kết luận: Yêu cầu CTN quán triệt trong cán bộ công nhân viên về chủ trương điều chuyển khu nhà nêu trên.

Theo một lãnh đạo CTN, trong cuộc họp gần đây, đại diện Sở Tài chính cho biết sẽ chuyển toà nhà biệt thự Pháp của CTN cho Sở Ngoại vụ; tuy nhiên, chưa được chính thức thông báo bằng văn bản. Trước đó, vào năm 2014, UBND thành phố Hà Nội dự định di chuyển toàn bộ CTN xuống khu vực Mỹ Ðình nhưng bị dư luận phản đối.

Ðiều 42, Luật Quản lý sử dụng tài sản công quy định: tài sản công được điều chuyển khi: Có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý; từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định; việc điều chuyển tài sản mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn; Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tại Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tại Brazil

TPO - Sáng 5/7 (chiều nay theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil từ ngày 4 - 8/7, theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Quảng Ngãi đón người về nhà: Chuyện thật như cổ tích giữa đời thường

Quảng Ngãi đón người về nhà: Chuyện thật như cổ tích giữa đời thường

TPO - Phải rời xa mảnh đất Kon Tum thân quen, những cán bộ, công chức nay về trung tâm hành chính Quảng Ngãi làm việc không chỉ mang theo hành lý cá nhân, mà còn mang theo cả trách nhiệm, niềm tin, khát vọng cống hiến cho quê hương mới. Giữa bộn bề lo toan nơi đất mới, họ vẫn vững vàng, vượt qua thử thách ban đầu để nhanh chóng hòa nhập, tiếp tục dựng xây quê hương chung bằng tất cả nhiệt huyết và niềm tin.
Tương lai nào cho xe điện du lịch đang 'mắc kẹt' giữa lòng TPHCM?

Tương lai nào cho xe điện du lịch đang 'mắc kẹt' giữa lòng TPHCM?

TPO - Từ ngày 1/7, toàn bộ xe điện 4 bánh chở khách du lịch hoạt động tại trung tâm TPHCM phải tạm ngừng hoạt động do vướng các quy định mới của pháp luật. Sự tạm ngưng này không chỉ khiến doanh nghiệp lao đao mà còn đặt ra câu hỏi lớn về hướng đi cho giao thông xanh tại siêu đô thị lớn nhất cả nước.
Giải Pickleball Việt Nam – Cúp Hyundai Thành Công 2025: Hoa hậu Đỗ Thị Hà ra sân

Giải Pickleball Việt Nam – Cúp Hyundai Thành Công 2025: Hoa hậu Đỗ Thị Hà ra sân

TPO - Một trong những chi tiết mang lại sự phấn khích cho các vận động viên là quỹ thưởng của Giải Vô địch Pickleball Việt Nam 2025 lên đến hơn 1 tỷ đồng với hệ thống giải phong phú, trong đó có 4 giải Siêu Cúp, 98 bộ huy chương danh giá cùng hàng chục chiếc cúp danh dự. Giải đấu còn trao Vương miện cho Người Đẹp Pickleball nhằm tôn vinh hình ảnh người phụ nữ trẻ trung, năng động, khoẻ khoắn và văn minh gắn liền với tinh thần thể thao mới.
Chị Chử Ngọc Ly cho con trai đi khám sức khỏe sau khi tham gia trại hè tại Làng Háo Hức

Ấm ức vì Làng Háo Hức

TP - Mới đây, bài đăng của phụ huynh tại Hà Nội về những trải nghiệm không tốt khi cho con tham gia trại hè tại Làng Háo Hức nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Dịch vụ trại hè đáp ứng một phần nhu cầu vui chơi, khám phá cho trẻ song cũng đặt ra nhiều câu hỏi.