Cận cảnh những công trình trái phép băm nát rừng phòng hộ Sóc Sơn

Hồ Đồng Đò là khu vực có nhiều công trình vi phạm đất rừng phòng hộ nhất tại huyện Sóc Sơn.
Hồ Đồng Đò là khu vực có nhiều công trình vi phạm đất rừng phòng hộ nhất tại huyện Sóc Sơn.
Năm 2006, Thanh Tra Chính phủ phát hiện 659 công trình vi phạm đất rừng phòng hộ tại huyện Sóc Sơn với tổng diện tích 11ha. Tuy nhiên, kết luận của Thanh tra TP Hà Nội ngày 22/3/2019 chỉ ra, số vi phạm lên tới 1.016 công trình.

Năm 2008, UBND TP Hà Nội phê duyệt Quyết định số 2100/QĐ-UBND về Điều chỉnh quy hoạch đất rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn. Năm 2012, UBND huyện Sóc Sơn công bố quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trong đó, có trên 340ha đất trồng lấn với đất rừng phòng hộ.

Năm 2017 - 2018, UBND huyện Sóc Sơn công bố trên địa bàn có 555 công trình vi phạm đất rừng. Con số này thấp hơn so với kết luận của Thanh tra Chính phủ. Thậm chí, chỉ bằng khoảng 1/2 so với tổng số vi phạm được Thanh tra TP chỉ ra là 1.016 công trình.

Thanh tra TP kết luận sai phạm xảy ra ngay từ khâu quy hoạch, quản lý và trách nhiệm xử lý của chính quyền các cấp huyện Sóc Sơn. UBND 7 xã thuộc huyện Sóc Sơn đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong xử lý các vi phạm các diện tích đất thuộc phạm vi rừng phòng hộ. Việc mua bán, chuyển nhượng, tách thửa… vô tội vạ.

Kết luận của Thanh tra TP cũng chỉ ra UBND huyện Sóc Sơn đã không xử lý 659 công trình vi phạm trật tự xây dựng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ và UBND TP Hà Nội. Đặc biệt trong 2 năm 2017 - 2018, nhiều công trình vi phạm mới vẫn tiếp tục diễn ra. Chỉ riêng ở hai xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ vùng quy hoạch rừng đã có tới 797 trường hợp vi phạm.

Bên cạnh nguyên nhân từ việc chồng lấn quy hoạch, Thanh tra TP cũng chỉ ra UBND huyện Sóc Sơn và UBND các xã có rừng đã ký cho các hộ dân mượn đất theo hình thức sổ lâm bạ. Tuy nhiên, cả UBND huyện lẫn UBND các xã đều không thống kê được số lượng sổ lâm bạ đã cấp. Các xã cũng không lưu giữ hồ sơ đất đai đầy đủ, không cập nhật và không theo dõi diễn biến hiện trạng sử dụng đất.

Đây là nguyên nhân khiến các xã không quản lý được tình trạng mua bán, chuyển nhượng, dẫn tới nhiều thửa đất trong rừng phòng hộ vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kéo theo đó là tình trạng xây dựng công trình trái phép diễn ra tràn lan, không được kiểm soát như hiện nay.

Dưới đây là một số hình ảnh những công trình khủng trái phép xây dựng trên đất rừng phòng hộ tại huyện Sóc Sơn mà phóng viên báo Kinh tế & Đô thị ghi nhận được trong ngày 25/3. Hiện, các công trình đều đang tạm ngừng thi công:

Cận cảnh những công trình trái phép băm nát rừng phòng hộ Sóc Sơn ảnh 1

Một công trình vi phạm nằm ven đường liên xã Đồng Đò - Thắng Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn. Các vi phạm tập trung chủ yếu tại khu vực 7 hồ chứa thuộc rừng phòng hộ.

Cận cảnh những công trình trái phép băm nát rừng phòng hộ Sóc Sơn ảnh 2

Nhiều công trình xây dựng trái phép trên triền núi.

Cận cảnh những công trình trái phép băm nát rừng phòng hộ Sóc Sơn ảnh 3

Cùng với việc mua bán chuyển nhượng, nhiều trường hợp còn ngang nhiên san lấp mặt hồ để xây dựng công trình

Cận cảnh những công trình trái phép băm nát rừng phòng hộ Sóc Sơn ảnh 4

Trong số các công trình xây dựng trái phép, tổ hợp công trình của Hoàng Lê Gia Garden là lớn nhất

Cận cảnh những công trình trái phép băm nát rừng phòng hộ Sóc Sơn ảnh 5

Tổ hợp công trình của Hoàng Lê Gia Garden

Cận cảnh những công trình trái phép băm nát rừng phòng hộ Sóc Sơn ảnh 6

Nhiều công trình vi phạm được xây dựng mới trong năm 2017 - 2018

Cận cảnh những công trình trái phép băm nát rừng phòng hộ Sóc Sơn ảnh 7

Hiện nay, nhiều công trình vi phạm đang tạm dừng thi công

Theo Theo Kinh tế đô thị
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.