Chuyên gia cảnh báo đề xuất xây cáp treo vượt sông Hồng

TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng đã chỉ ra các khuyến cáo với thành phố Hà Nội trong việc xây dưng cáp treo vượt sông Hồng tại bến xe trung chuyển Long Biên tới bến xe Gia Lâm...

Như đã thông tin, để làm giảm tình trạng tắc đường khu vực nội đô, một tập đoàn nước ngoài vừa mới đề xuất với sở GTVT Hà Nội được đầu tư xây dựng một tuyến cáp treo chở khách vượt sông Hồng đang được dư luận quan tâm.

Trước thông tin này, trao đổi với PV, TS. Phạm Sỹ Liêm nhận định, việc xây dựng nhiều cầu và phương tiện vượt sông xuất phát từ một Nghị định chống ách tắc giao thông đô thị của Chính phủ ban hành từ năm 2008.

Chuyên gia cảnh báo đề xuất xây cáp treo vượt sông Hồng ảnh 1 TS. Phạm Sỹ Liêm đưa ra những khuyến cáo về việc làm cáp treo vượt sông Hồng.

Tuy nhiên, khi đề cập cụ thể hơn về đề xuất này, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng cũng đưa ra khuyến cáo: Vấn đề thứ nhất: Chiều cao cột cáp ngoài việc phải đảm bảo mỹ thuật còn ảnh hưởng bởi không gian khu vực sông Hồng nằm đồng bằng lõm giữa các dãy Sóc Sơn và Ba Vì, hướng phía đông Gia Lâm và hướng nam là hướng biển. Khi giông bão, tốc độ gió lớn cần điều chỉnh chiều cao cột cáp treo và giảm vận hành hoặc dừng. Vậy thì vấn đề giảm tải lên hệ thống giao thông mặt đất lúc đó không khả thi”.

Bên cạnh đó là vấn đề về không gian bến bãi. Làm cáp treo không tốn diện tích nhưng lại cần đến sự kết nối từ các phương tiện khác, cần phải có thêm những bãi đất trống làm bãi trông giữ xe giữa hai đầu cáp treo thì sẽ rất phức tạp  đó là vấn đề quy hoạch  bến bãi.

Ngoài ra, một vấn đề cũng theo TS. Phạm Sỹ Liêm là đáng phải xem xét về quy hoạch giao thông đô thị. Theo TS. Liêm, trước đây cũng có đề xuất xây dựng cầu đường sắt Long Biên 2 kết nối vào vị trí bến xe trung chuyển, không rõ quy hoạch này hiện nay ra sao? bộ GTVT cùng UBND thành phố Hà Nội và tổ chức JICA-Nhật Bản chấp thuận từ năm 2011 đề xuất cầu đường sắt.

Được biết, đơn vị đề xuất phương án trên là tập đoàn Poma (một công ty chuyên về cáp treo tại Cộng hòa Pháp), tuyến cáp treo được nêu ra để phục vụ vận tải công cộng - VTCC (như xe buýt) có điểm đầu là trạm trung chuyển xe buýt Long Biên (đường Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm), điểm cuối là bến xe Gia Lâm (quận Long Biên).

Tuyến cáp treo này sẽ được xây dựng vận hành trên nền tảng kẹp nhả, dịch chuyển các cabin trên không thông qua những dây cáp. Các dây cáp được nối dài thông qua các trụ đỡ cao từ 50 đến hơn 100m.

Dự kiến, tuyến cáp treo này sẽ có sức chứa từ 25 đến 30 khách trên mỗi cabin, mỗi giờ cáp treo sẽ vận chuyển được khoảng 1.000 người với cáp kẹp bên dưới và 6.000 người với cáp kẹp bên trên.

Đánh giá về ưu điểm của tuyến cáp treo, đại diện đơn vị đề xuất cho biết, do hoạt động trên không và đi trên làn đường riêng (dây cáp) nên cáp treo vận hành rất ổn định, đúng giờ, xác suất được tính theo giây.

Sở GTVT Hà Nội đã tiếp nhận đề nghị của công ty Poma về ý tưởng này. Tuy nhiên có phù hợp hay không thì cần phải nghiên cứu, xem xét tất cả các nội dung và phải có báo cáo thành phố về tất cả nội dung.

Theo Theo Người đưa tin
MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.