Dự án đường sắt phê duyệt khi Hồ Gươm chưa được công nhận là di tích

Phối cảnh Nhà ga C9 (phần nổi) được cho là không ảnh hưởng đến di sản, cảnh quan kiến trúc.
Phối cảnh Nhà ga C9 (phần nổi) được cho là không ảnh hưởng đến di sản, cảnh quan kiến trúc.
TP - Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, nếu được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố phải thực hiện nội dung đánh giá tác động di sản theo Luật Di sản văn hóa, với vai trò là đơn vị thay mặt UBND thành phố triển khai dự án, Ban QLDA đường sắt đô thị Hà Nội sẵn sàng thực hiện.

Dự án được phê duyệt khi Hồ Gươm chưa là di tích

Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 21/8, ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó trưởng Ban QLDA đường sắt đô thị Hà Nội (chủ đầu tư) cho rằng, trước khi Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội có báo cáo gửi Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng về việc xem xét dự án ĐSĐT số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đi qua khu vực Hồ Gươm có nguy cơ ảnh hưởng đến di tích lịch sử, cảnh quan kiến trúc, Ban QLDA đã có buổi làm việc và giải trình rõ ràng từng vấn đề. Tuy nhiên, rất tiếc các nội dung Ban giải trình đã chưa được Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội đưa vào báo cáo, nhiều quy định về di sản tại thời điểm dự án được phê duyệt chưa hoàn thiện.

Dẫn chứng cho nhận định trên, ông Hiếu thông tin, dự án ĐSĐT số 2 được UBND thành phố và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA (đơn vị cho vay vốn ODA ưu đãi) bắt tay nghiên cứu từ năm 2004. Trải qua 5 năm nghiên cứu, hoàn thiện thủ tục pháp lý đến năm 2009 dự án mới được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Tại thời điểm này, Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn chưa được công nhận là di tích, do vậy theo quy định dự án chỉ phải đánh giá tác động môi trường chứ chưa có quy định phải thực hiện đánh giá tác động di sản.  

Sẵn sàng thực hiện các kiến nghị

Liên quan đến lo ngại cho rằng, khi xây dựng các đoạn tuyến ngầm, trong đó có nhà ga C9 cạnh Hồ Gươm ảnh hưởng đến di sản, cảnh quan kiến trúc, ông Hiếu cho biết, dự án được triển khai bằng công nghệ thi công ĐSĐT ngầm hiện đại nhất thế giới do nhà thầu Nhật Bản lựa chọn, thi công trực tiếp. Theo đó, đỉnh đoạn tuyến ngầm và nhà ga C9 đều cách mặt đất 15 mét, hệ thống khoan, giằng đều được thực hiện bằng công nghệ và có hệ thống cảnh báo lún tự động (nếu có). “Đây cũng là công nghệ đang được các nhà thầu Nhật Bản triển khai tại dự án ĐSĐT Sài Gòn - Suối Tiên. Tại dự án này cũng có một đoạn đi ngầm cạnh Nhà hát lớn TP.HCM. Đến thời điểm hiện nay đoạn tuyến ngầm cạnh Nhà hát lớn TP.HCM đã thi công cơ bản nhưng công trình nhà hát và các kiến trúc lân cận không hề bị ảnh hưởng ”, ông Hiếu đánh giá.

Trả lời về các kiến nghị của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng Quốc hội với Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng, ông Hiếu khẳng định, nếu được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố phải thực hiện nội dung đánh giá tác động di sản theo Luật Di sản văn hóa, với vai trò là đơn vị thay mặt UBND thành phố triển khai dự án, Ban QLDA đường sắt đô t      hị Hà Nội sẵn sàng thực hiện.

MỚI - NÓNG
Harry từ bỏ quyền cư trú ở Anh
Harry từ bỏ quyền cư trú ở Anh
TPO - Hoàng tử Harry đã ghi Mỹ là nơi cư trú chính, thay vì Vương quốc Anh như trước đây, trong hồ sơ kinh doanh. Đáng nói, thay đổi này được thực hiện vào thời điểm anh chính thức dọn khỏi nhà tân hôn Frogmore Cottage.