Hà Nội đặt mục tiêu thu hút đầu tư 270.000 tỷ đồng

Hà Nội sẽ giới thiệu tại hội nghị Hợp tác đầu tư phát triển 160 dự án kêu gọi đầu tư.
Hà Nội sẽ giới thiệu tại hội nghị Hợp tác đầu tư phát triển 160 dự án kêu gọi đầu tư.
TP - Hà Nội đang rốt ráo tổ chức hội nghị “Hà Nội 2018 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” với kỳ vọng thu hút hơn 270 nghìn tỷ đồng đầu tư vào nhiều lĩnh vực như xây dựng thành phố thông minh, phát triển giáo dục đại học, nông nghiệp kỹ thuật cao, y tế, môi trường, du lịch...

Hội nghị “Hà Nội 2018 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” diễn ra ngày 17/6 tới, do UBND thành phố Hà Nội tổ chức với mong muốn gặp mặt các nhà đầu tư, doanh nghiệp, đại diện các Đại sứ quán, cơ quan tham tán thương mại, văn phòng đại diện của các nhà đầu tư nước ngoài, hiệp hội, tổ chức Việt Nam và quốc tế… nhằm tăng cường thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài thông qua việc quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư của Thủ đô và các tỉnh, thành phố trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô trên nguyên tắc hài hòa về lợi ích, trách nhiệm và bình đẳng. Hội nghị cũng là cơ hội thể hiện sự gắn kết giữa chính quyền thành phố Hà Nội, lãnh đạo các tỉnh, thành phố tham dự hội nghị với các nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng như với các đơn vị cầu nối, đưa nhà đầu tư, doanh nghiệp đến với Hà Nội. Tham dự hội nghị dự kiến có trên 1.500 đại biểu.

Theo ông Trần Ngọc Nam, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội, đây là lần thứ 3 liên tiếp thành phố Hà Nội mở hội nghị thu hút đầu tư để khuyến khích phong trào đầu tư, tạo điểm nhấn thu hút đầu tư phát triển. Năm 2016, hội nghị thu hút 95 dự án; ký 8 nội dung chương trình dự án; trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn 36,9 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2017, hội nghị có gần 800 đại biểu tham dự, có 135 dự án được ký kết với số vốn trên 100 nghìn tỷ đồng. Dự kiến, hội nghị “Hà Nội 2018 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” thu hút hàng trăm nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, đồng thời UBND thành phố Hà Nội còn giới thiệu 160 dự án liên quan đến các lĩnh vực như: Xây dựng thành phố thông minh, phát triển giáo dục đại học, nông nghiệp kỹ thuật cao, y tế, môi trường, du lịch... Qua đó, kỳ vọng thu hút số tiền đầu tư lên đến 270.000 tỷ đồng.

Để đạt được mục tiêu đó, Hội nghị năm 2018 sẽ giới thiệu các mục tiêu trọng tâm và danh mục dự án dự kiến kêu gọi đầu tư giai đoạn 2018-2020 của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong vùng. Trên cơ sở đó, đại biểu lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo các địa phương và doanh nghiệp sẽ cùng nhau trao đổi, đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư trên địa bàn Hà Nội, các dự án hợp tác, liên kết vùng, phát huy vai trò dẫn dắt và điều phối phát triển của Hà Nội đối với các vùng. Ngoài ra, trong khuôn khổ hội nghị sẽ tổ chức trao biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành, nhà đầu tư, doanh nghiệp liên quan đến các lĩnh vực như: Xây dựng thành phố thông minh, phát triển giáo dục đại học, nông nghiệp kỹ thuật cao, y tế, du lịch, môi trường…; Lễ trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các chương trình, dự án lớn, có tính chất thúc đẩy liên kết, phát triển vùng; Khen thưởng, vinh danh các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có thành tích đóng góp phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội và đóng góp tích cực thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng.

Sở KH&ĐT Hà Nội cũng vừa có báo cáo về tình hình triển khai các hoạt động đã ký kết tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2016 và năm 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Về tình hình triển khai hoạt động các dự án được trao Quyết định/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2017, tại Hội nghị đã trao 48 dự án, tổng vốn đầu tư 74.369 tỷ đồng, đến nay đã thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, khởi công và xây dựng, hoạt động 41 dự án; còn 7 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.