Hà Nội: Nhiều làng nghề vẫn ô nhiễm nghiêm trọng

Nhiều làng nghề xả thải trực tiếp ra sông ngòi, khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng
Nhiều làng nghề xả thải trực tiếp ra sông ngòi, khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng
TPO - Kết quả điều tra, khảo sát, lấy mẫu và phân tích nguồn nước tại 292 làng nghề trên địa bàn Hà Nội từ năm 2017 - 2020 cho thấy, hiện có 139 làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn thành phố hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó 309 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã.

Cơ cấu làng nghề tại Hà Nội được phân chia gồm: 11 làng nghề sơn mài, khảm trai; 20 làng làm nghề nón, mũ lá; 83 làng làm nghề mây tre, giang đan; 24 làng làm nghề chế biến lâm sản; 29 làng làm nghề thêu ren; 26 làng làm nghề dệt may; 9 làng làm nghề da giầy, khâu bóng; 13 làng làm nghề cơ kim khí; 15 làng làm nghề chạm điêu khắc; 5 làng làm nghề đan tơ lưới; 54 làng làm nghề chế biến nông sản thực phẩm; 6 làng làm nghề cây sinh vật cảnh và 14 làng thuộc ngành nghề khác: Gốm sứ, làm đàn, dát quỳ vàng bạc…

Đáng chú ý, kết quả điều tra, khảo sát, lấy mẫu và phân tích nguồn nước tại 292 làng nghề trên địa bàn Hà Nội từ năm 2017 - 2020 cho thấy, 139 làng nghề hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, 95 làng nghề ô nhiễm, có 58 làng nghề không ô nhiễm về nguồn nước.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, nước thải của một số ít làng nghề được chuyển đến cụm công nghiệp làng nghề có hệ thống xử lý nước thải. Trong khi đó, phần lớn nước thải tại các làng nghề đều xả thải thẳng ra môi trường mà không qua hệ thống xử lý nước thải.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.