Hàng rong, quán cóc “xâm chiếm” phố đi bộ

Hàng rong, quán cóc “xâm chiếm” phố đi bộ
TPO - Dù đã có quy định cấm hàng rong, quán vỉa hè trong thời gian thí điểm không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, tuy nhiên 2 tuần trở lại đây, nhiều hàng quán đã tự ý mọc lên. 

2 tuần trở lại đây, không gian đi bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận tràn ngập hàng rong, quán cóc vỉa hè, gây mất mỹ quan cho khu vực này. 

Các hàng rong chủ yếu tập trung ở mạn phố Đinh Tiên Hoàng (đoạn Hàm Cá Mập), đền Ngọc Sơn và khu vực Hàng Khay. Chủ yếu là hàng rong bán các loại bánh, đồ chơi, bóng bay, nước khoáng... Một số chèo kéo khách du lịch, rất phản cảm.

Hàng rong, quán cóc “xâm chiếm” phố đi bộ ảnh 1

Hàng rong trước đoạn Cầu Thê Húc

Ngã tư Hàng Khay - Tràng Tiền, nhiều người làm dịch vụ cho thuê xe điện cân bằng với giá mỗi lần thuê là 50.000 đồng/30 phút. Tuy nhiên, nhiều người không quen di chuyển thường bị ngã, đồng thời va chạm, ảnh hưởng đến du khách khác. 

Hàng rong, quán cóc “xâm chiếm” phố đi bộ ảnh 2

Rất nhiều người bày xe điện cân bằng trên phố để cho thuê

Hàng rong, quán cóc “xâm chiếm” phố đi bộ ảnh 3

Hàng chục xe điện cân bằng đi trên phố, ảnh gây ảnh hưởng đến du khách.

Hàng rong, quán cóc “xâm chiếm” phố đi bộ ảnh 4

Bày xe điện cân bằng, ngồi giữa đường để mời khách

Hàng rong, quán cóc “xâm chiếm” phố đi bộ ảnh 5 Nhiều quán cóc mọc lên trên vỉa hè phố Hàng Khay
Hàng rong, quán cóc “xâm chiếm” phố đi bộ ảnh 6 Làm mất đường đi trên vỉa hè, bàn ghế lộn xộn, nhếch nhác.

Phố Hàng Khay xuất hiện hàng loạt "quán cóc" bày bán nước cho du khách. Ghế nhựa bày chắn đường đi trên vỉa hè của người dân. Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, toàn bộ hàng quán này là tự phát, có cả người dân ở nơi khác đến "nhảy dù" bán hàng tại đây. Quận Hoàn Kiếm đang yêu cầu tất cả các hộ phải đăng ký kinh doanh, từ đó quản lý để tránh mất mỹ quan cho khu vực. 

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.