Khách Tây tìm ký ức Hà Nội qua bích họa Phùng Hưng

Khách Tây tìm ký ức Hà Nội qua bích họa Phùng Hưng
TPO - Phố bích họa Phùng Hưng là điểm khởi đầu trong tour du lịch thuộc hàng hiếm thiết kế riêng cho khách Tây và những người khó tính, muốn nhìn sâu vào lịch sử, văn hóa Hà Nội được dẫn bởi chính họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, giám tuyển dự án bích họa phố Phùng Hưng
Khách Tây tìm ký ức Hà Nội qua bích họa Phùng Hưng ảnh 1

Phố bích họa Phùng Hưng là điểm đầu của tour du lịch đặc biệt, thiết kế riêng cho khách Tây và những người khó tính, muốn nhìn sâu vào lịch sử, văn hóa Hà Nội.

Khách Tây tìm ký ức Hà Nội qua bích họa Phùng Hưng ảnh 2

Hướng dẫn viên đặc biệt cho tour du lịch thuộc hàng hiếm này là họa sĩ Nguyễn Thế Sơn cũng chính là giám tuyển dự án bích họa phố Phùng Hưng. Khách thường là sinh viên đại học Mỹ, châu Âu, nhà báo, nhà nghiên cứu và những người ưa tìm hiểu chuyên sâu về lịch sử Hà Nội thông qua tác phẩm nghệ thuật.

Khách Tây tìm ký ức Hà Nội qua bích họa Phùng Hưng ảnh 3

Nói về điểm khởi đầu là phố bích họa Phùng Hưng, chàng họa sĩ bảo muốn đưa họ tới không gian có ý nghĩa về lịch sử Hà Nội. Phố Phùng Hưng xưa chính là kênh đào quanh Hoàng thành Thăng Long. Cây cầu cạn đường sắt vắt sang Long Biên với bức tường bên dưới nay hiện diện các tác phẩm có sự tương tác với bối cảnh lịch sử phố phường Hà Nội.

Khách Tây tìm ký ức Hà Nội qua bích họa Phùng Hưng ảnh 4

Một năm trở lại đây, mỗi tháng khoảng bốn, năm đoàn khách tìm tới xưởng của Nguyễn Thế Sơn. Anh bảo đó là do các công ty du lịch chuyên đón khách Tây Âu, một số công ty du lịch lớn ở Hà Nội kết nối đưa khách đến. “Trước hết, họ muốn tới gặp nghệ sĩ, thăm xưởng và trò chuyện về nghệ thuật, sau đó nếu có nhu cầu, tôi sẽ dẫn họ ra thực địa coi như chuyến điền dã Hà Nội”, Sơn nói.

Khách Tây tìm ký ức Hà Nội qua bích họa Phùng Hưng ảnh 5

Nguyễn Thế Sơn chính là người kể chuyện ký ức Hà Nội, bởi anh đau đáu trước sự biến đổi không ngừng của khu phố cổ. Đó là nơi ông bà nội anh từng sinh sống, tuổi thơ gắn với các khu phố Tây như phố Huế, Hàng Giấy nên anh nắm bắt hết những đổi thay chóng mặt của không gian này. Anh nói rằng, người dân phố cổ hiện nay có sự đứt gãy về ký ức, bởi nhiều người sống trong nhà cổ không có mối liên hệ đến chủ nhân xây ra những ngôi nhà đó, họ cũng chẳng có nhu cầu gìn giữ di sản.

Khách Tây tìm ký ức Hà Nội qua bích họa Phùng Hưng ảnh 6

Mô hình máy nước công cộng, gợi cho người xem nhớ lại “nguyên mẫu” máy nước công cộng ở đây, từng giữ vị trí vô cùng quan trọng với người dân phố Phùng Hưng trong thời bao cấp.

Khách Tây tìm ký ức Hà Nội qua bích họa Phùng Hưng ảnh 7

Dài chưa đầy 200 mét, đoạn phố Phùng Hưng nối từ Lê Văn Linh tới Hàng Cót đã trở thành điểm đến đặc biệt của Hà Nội trong những năm qua. Ở đó, ký ức của thành phố được nối dại và cộng hưởng cùng sắc màu của nhịp sống hiện đại, qua 19 bức bích họa khổ lớn.

Khách Tây tìm ký ức Hà Nội qua bích họa Phùng Hưng ảnh 8

Trên đoạn phố này, 19 bức tranh được vẽ trên nền gỗ bằng sơn và golden acrylics, có độ bền từ 5 đến 10 năm, sau đó ốp cứng vào các mái vòm này, không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình vòm cầu.

Khách Tây tìm ký ức Hà Nội qua bích họa Phùng Hưng ảnh 9

Sau lời kể về ký ức Hà Nội qua những bức tranh bích họa Phùng Hưng, khách Tây không quên lưu lại những hình ảnh tại đây.

Khách Tây tìm ký ức Hà Nội qua bích họa Phùng Hưng ảnh 10

Mỗi đoàn khách chỉ dưới 20 người, đủ quây quần quanh nghệ sĩ nghe chuyện về Hà Nội. "Mỗi lần đi tour về đều kiệt sức vì khách hỏi quá nhiều", anh Sơn chia sẻ.

MỚI - NÓNG