Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải

Mỗi ngày khối lượng bún sản xuất đạt gần 80 tấn, cung cấp cho khoảng trên 50% thị phần khu vực Hà Nội. Giai đoạn ép, nước bột gạo đã lên men chảy ra rất nhiều. Nước thải từ quá trình sản xuất bún có nhiều tinh bột. Qua quá trình phân hủy các vi sinh
Mỗi ngày khối lượng bún sản xuất đạt gần 80 tấn, cung cấp cho khoảng trên 50% thị phần khu vực Hà Nội. Giai đoạn ép, nước bột gạo đã lên men chảy ra rất nhiều. Nước thải từ quá trình sản xuất bún có nhiều tinh bột. Qua quá trình phân hủy các vi sinh
Làng Phú Đô có truyền thống hơn 400 năm làm bún sạch nức tiếng đất Hà thành. Tuy nhiên, nguồn nước thải từ đây cho thấy có sự ô nhiễm trầm trọng.
Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải ảnh 1

Nước sau khi ngâm bún sẽ được nối vòi chảy trực tiếp ra đường ống nước thải của làng chứ không qua giai đoạn xử lý nào. "Các đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên đến kiểm tra chất lượng bún mà chưa có hướng dẫn về xây dựng bể lắng lọc cho giai đoạn xử lý chất thải", anh Hùng - thành viên câu lạc bộ bún nói.

Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải ảnh 2

Rác thải cặn trong quá trình làm bún là một tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường.

Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải ảnh 3

Những hố ga dùng tại cơ sở sản xuất cũng chưa đạt. Lượng lắng đọng cặn bẩn, tạp chất từ sản xuất không được bao nhiêu. Gần như nước thải được xả trực tiếp ra hệ thống cống rãnh rồi theo đó ra sông Nhuệ.

Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải ảnh 4

Một hộ gia đình đang vệ sinh đồ làm bún. Trong quá trình làm bún, đặc biệt là giai đoạn vệ sinh, bún cặn và nước thải chảy ra rất nhiều nhưng không được xử lý. Anh Mến cho biết, việc đầu tư máy móc để sản xuất bún đã mất tới vài trăm triệu. Tất cả các khâu đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn việc xử lý nước thải thì chỉ xả qua hố ga trước khi thải ra cống.

Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải ảnh 5

Một ngày người dân nơi đây phải chứng kiến biết bao nhiêu bụi bẩn, xà phòng, rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng, nước thải bẩn chưa qua xử lý… thải ra cống tiêu nước đổ thẳng ra sông.

Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải ảnh 6

Năm 2005 phường Phú Đô đã được đầu tư xây dựng một trạm xử lý nước thải công suất 84.000 m3/ngày đêm nằm trong chương trình cải thiện môi trường Hà Nội. Nguồn vốn vay ODA và vốn đối ứng của Việt Nam. Thế nhưng hiện nay trạm đã không còn hoạt động.

Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải ảnh 7

Trạm xử lý đã không còn hoạt động rất lâu.

Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải ảnh 8

Phía bên trong khu vực bể lắng nay toàn rác thải của người dân trong làng.

Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải ảnh 9

Khu vực trước đây là hệ thống xử lý nước nay đã bị sử dụng làm chỗ để đồ của người dân. Ông Nguyễn Văn Họa - Chủ nhiệm CLB nghề bún Phú Đô, cho biết đã nhiều lần nhắc nhở tuy nhiên người dân vẫn tự ý xây dựng lấn chiếm trái phép. Còn trạm thì sau một lần bị hỏng đã hoàn toàn dừng hoạt động.

Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải ảnh 10

Toàn cảnh khu vực cống xả nước thải của làng Phú Đô.

Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải ảnh 11

Nước thải ra mang một màu trắng đục của quá trình làm bún do chưa qua xử lý. Đồng thời có rất nhiều rác thải và cặn bẩn vì quá trình bể lắng không đạt tiêu chuẩn.

Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải ảnh 12

Nước thải từ bún có chất hữu cơ rất cao. Không khó để nhận ra một mùi chua khó chịu phảng phất trong không khí và khả năng ô nhiễm lớn cho khu vực môi trường xung quanh.

Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải ảnh 13

Nước thải từ bún và rác thải được xả trực tiếp lâu ngày bồi đắp lại thành một khối bùn lớn.

Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải ảnh 14

Ông Nguyễn Văn Họa (chủ nhiệm CLB nghề bún Phú Đô) cho biết, từ lâu làng đã làm đề xuất để xin xây dựng lại trạm xử lý và hỗ trợ xây bể lắng cho từng hộ gia đình, tuy nhiên vẫn chưa được duyệt. Mọi thứ mới nằm trên giấy, dự kiến tới năm 2020.

Hiện nay, làng bún Phú Đô trung bình sản xuất 50 tấn bún/ngày, cung cấp gần một nửa số lượng trên toàn thị trường Hà Nội. Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường – Đại học Bách khoa Hà Nội, mẫu nước thải tại hệ thống cống chung cuối làng có chứa hàm lượng BOD vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 – 4 lần, cặn lơ lửng, chất hữu cơ, nitơ, phốt pho trong nước thải rất cao gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG