Mịt mờ đô thị vệ tinh

Chung cư cũ Quỳnh Mai, Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Chung cư cũ Quỳnh Mai, Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh.
TP - Chuyên gia Ðào Ngọc Nghiêm nhận định: “Phải thấy trục đô thị vệ tinh mới là giải pháp căn cơ nhất, cơ bản nhất để thực hiện Hà Nội mới, hiện đại. Các giải pháp khác chỉ là tình thế, trục đô thị mới là gốc rễ”.

Tại Hội nghị lần thứ 14 BCH Đảng bộ thành phố Hà Nội (từ ngày 2-3/7), nhiều đại biểu cho rằng, việc triển khai xây dựng 5 thành phố vệ tinh còn chậm. Theo Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm Hoàng Công Khôi, thành phố cần quan tâm triển khai, đẩy nhanh tốc độ xây dựng 5 thành phố vệ tinh này.

Trao đổi tại hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói rằng, tháng 6/2016, thành phố đã kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư đóng góp tài chính vào làm quy hoạch 1/500 các khu đô thị vệ tinh. Đã làm xong quy hoạch 1/500 Khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc. Thường trực, Thường vụ Thành ủy đã cho ý kiến, đã xin ý kiến Bộ Xây dựng. Với khu đô thị vệ tinh Sơn Tây, Sóc Sơn, trong tháng 7 sẽ họp để xem xét. Khu đô thị phân khu Phú Xuyên đang được triển khai. Chỉ có khu Xuân Mai chưa có nhà đầu tư. Theo ông Chung, thành phố đang tiếp tục thực hiện một loạt quy hoạch quan trọng như quy hoạch ngầm, quy hoạch bổ sung hệ thống cấp nước, quy hoạch kinh tế - xã hội. “Riêng quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, từ tháng 6/2016, đã có 3 nhà đầu tư tài trợ hơn 30 triệu USD để thuê các nhà tư vấn nước ngoài thực hiện. Tuy nhiên, phải làm xong quy hoạch phòng, chống lũ thì mới làm được. Thành phố quyết tâm trong kỳ họp HĐND cuối năm 2018 để trình, thông qua quy hoạch này”, ông Chung nói.

Giải pháp căn cơ

Trao đổi với PV Tiền Phong, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cho rằng, 10 năm qua, dù có một vài kết quả, đã có quy hoạch 90% diện tích, nhưng còn nhiều tồn tại phải khắc phục. Thứ nhất, phải hoàn thiện đồng bộ quy hoạch các khu đô thị vệ tinh để làm căn cứ triển khai các dự án. Thứ hai, phải có cơ chế, chính sách thích hợp để tạo nguồn lực thu hút đầu tư và thu hút dân cư ra sinh sống, làm việc. “Phải có cơ chế đặc thù thì mới tạo điều kiện cho người trẻ khởi nghiệp, di dời các cơ sở trường học, nhà máy, xí nghiệp ra khỏi nội đô lịch sử”, ông Nghiêm nói. 

Khai mạc Kỳ họp thứ 6 HÐND thành phố Hà Nội

Sáng nay, 5/7, HÐND thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp thứ 6, được truyền hình trực tiếp đến cử tri Thủ đô. Trước đó, chiều 4/7, HÐND họp phiên trù bị - điểm mới của kỳ họp lần này.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.