Nhiều vướng mắc trong triển khai dịch vụ công trực tuyến tới cấp huyện, xã

Nhiều vướng mắc trong triển khai dịch vụ công trực tuyến tới cấp huyện, xã
TPO - Sáng 2/11, tại Hội nghị Triển khai dịch vụ công mức 3 cấp xã, nhiều huyện đã nêu những khó khăn về cơ sở vật chất khi triển khai. Trong khi đó, kinh phí hạn hẹp khiến việc đầu tư thiết bị gặp nhiều khó khăn.

Sáng 2/11, Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 lĩnh vực tư pháp cấp xã. Theo đó, kể từ 1/11, 139 xã của 6 huyện Hoài Đức, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì và Ba Vì bắt đầu chạy thử dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 lĩnh vực khai sinh, khai tử và liên thông "3 trong 1" thủ tục hành chính. Dự kiến sau 10 ngày chạy thử, DVCTT sẽ vận hành chính thức vào ngày 10/11. 

Để chuẩn bị cho DVCTT tại các xã, Sở TT&TT Hà Nội cùng Cty Nhật Cường đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn tập trung tại các huyện. Nhằm hướng dẫn cán bộ tham gia đào tạo về quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với các thủ tục hành chính liên thông về đăng kí khai sinh – đăng ký thường trú – cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và đăng ký khai tử - xoá đăng ký thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nhiều vướng mắc trong triển khai dịch vụ công trực tuyến tới cấp huyện, xã ảnh 1

Bà Phan Lan Tú, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội chủ trì Hội nghị

Tại Hội nghị, một số quận huyện đã nêu khó khăn và vướng mắc trong việc chạy thử DVCTT. Đại diện huyện Sóc Sơn cho biết, một số xã trên địa bàn còn thiếu máy tính hoặc máy tính không đảm bảo cấu hình để cài đặt ứng dụng. Thiếu máy tính, máy quét để hỗ trợ cho người dân khi đến làm thủ tục. Đại diện huyện yêu cầu Sở TT&TT bố trí máy, vì hiện nay xin mua sắm tập trung đang được siết chặt, việc mua máy mới rất khó khăn.

Nhiều cán bộ huyện, xã cho rằng, Trưởng phòng Tư pháp huyện Gia Lâm Nguyễn Đình Quang nhận định: khó khăn nhất khi bắt tay vào thực hiện DVCTT mức độ 3 cấp xã chính là ở trình độ, nhận thức của người dân nông thôn, trình độ công nghệ thông tin (CNTT) và thói quen thực hiện giao dịch trực tuyến chưa được hình thành. Công tác tuyên truyền đến tận người dân về lợi ích và cách sử dụng DVCTT có ý nghĩa quan trọng nhất. 

Phòng Tư pháp huyện Gia Lâm đang xây dựng kế hoạch tuyên truyền bài bản. Huyện Gia Lâm sẽ tuyên truyền vào tận các trường THPT, THCS, bởi các học sinh đó chính là những công dân có đủ trình độ CNTT để thực hiện đăng ký khai sinh, khai tử... thay cho ông bà, bố mẹ ngay từ nhà.

Nhiều vướng mắc trong triển khai dịch vụ công trực tuyến tới cấp huyện, xã ảnh 2

Đại diện UBND huyện Sóc Sơn nêu khó khăn khi triển khai DVCTT

Đại diện Sở Tư pháp Hà Nội cho biết thêm, do vị trí địa lý, điều kiện đặc thù nên thời gian làm thủ tục hành chính tại cấp xã sẽ chậm hơn so với ở các quận. Ví dụ như trong quy trình giải quyết Bảo hiểm xã hội cấp quận là 2,5 ngày làm việc, đối với huyện là 3 ngày làm việc.

Sở TT&TT Hà Nội ghi nhận những ý kiến của các đơn vị liên quan, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện cài đặt ảo hoá tại các xã chưa hoàn thành và xem xét việc báo cáo thành phố hỗ trợ trang thiết bị cho các đơn vị, đặc biệt là thiết bị hỗ trợ công dân; UBND các huyện, xã trong quá trình triển khai có vướng mắc, sự cố chủ động thông báo cho Tổ hỗ trợ kỹ thuật để xử lý; Các đơn vị gửi báo cáo định kỳ hàng tuần về Sở TT&TT để tổng hợp.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.