Chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI

Phát triển Hà Nội giai đoạn 2016-2020: Tăng cường thu hút vốn đầu tư

Ngày 28/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo (bên trái) tặng hoa chúc mừng chủ đầu tư Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên đã hoàn thành dự án và đưa vào hoạt động đúng tiến độ. Ảnh: Như ý
Ngày 28/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo (bên trái) tặng hoa chúc mừng chủ đầu tư Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên đã hoàn thành dự án và đưa vào hoạt động đúng tiến độ. Ảnh: Như ý
TP - Nhân dịp Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI, Giám đốc Sở KH&ĐT Ngô Văn Quý dành cho PV Tiền Phong cuộc trao đổi về giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển.

Ông Ngô Văn Quý cho hay: Trong những năm qua, Thành phố đã phát huy lợi thế, khai thác nguồn lực tổng hợp để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đô thị, phát triển nông thôn và đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, tôi cho rằng việc khai thác các nguồn lực còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015-2020 của Thủ đô, một trong những giải pháp quan trọng là huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Thưa ông, vậy đâu là giải pháp hiệu quả huy động các nguồn lực cho phát triển thành phố?

Một là tập trung khai thác tiềm năng, vị thế Hà Nội là đầu mối giao thông, liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận để phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực công nghiệp có trình độ công nghệ và hàm lượng chất xám cao, giá trị gia tăng lớn; các trung tâm bán buôn, bán lẻ, các dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao như: tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, điểm thông quan, dịch vụ logistics; thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngoài nước đặt trụ sở và đầu tư tại Thủ đô Hà nội. Khai thác tốt thắng cảnh tự nhiên, quần thể di tích lịch sử, giá trị văn hóa phi vật thể để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

“Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển KTXH, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn, nhu cầu vốn đầu tư phát triển 5 năm 2016-2020 khoảng 2,5 triệu tỷ đồng, gấp 1,8 lần giai đoạn 2011-2015. Bài toán đặt ra là làm thế nào để huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội, nhất là vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng”. 

Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Ngô Văn Quý

Hai là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp góp phần tạo động lực thu hút các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển. Phát huy cơ chế đặc thù riêng có, đó là Luật Thủ đô, tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế chính sách cụ thể hóa Luật Thủ đô; kiến nghị Trung ương xem xét điều chỉnh tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Hà Nội; quan tâm hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách trung ương cho Hà Nội theo Điều 21 Luật Thủ đô đối với một số công trình, dự án quan trọng có quy mô đầu tư lớn.

Điều chỉnh bổ sung cơ chế phân cấp quản lý kinh tế xã hội, trên cơ sở đánh giá tình hình phân cấp giai đoạn 2011-2015, tiếp tục phân cấp mạnh mẽ hơn cho các cấp quận, huyện và cơ sở trong thời gian tới theo tinh thần cấp nào làm tốt hơn thì phân việc cho cấp đó làm; phân cấp quản lý KT-XH gắn liền với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tạo điều kiện chủ động, tăng trách nhiệm cho cấp dưới.

Dự kiến, từ năm 2016-2020, Hà Nội sẽ cần tới lượng vốn đầu tư gấp 1,8 lần so với 5 năm vừa qua. Lượng vốn này sẽ được huy động từ nguồn nào, thưa ông?

Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển KTXH, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn, nhu cầu vốn đầu tư phát triển 5 năm 2016-2020 khoảng 2,5 triệu tỷ đồng, gấp 1,8 lần giai đoạn 2011-2015. Bài toán đặt ra là làm thế nào để huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội, nhất là vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng? Về nội dung quan trọng này, Tôi xin được nhấn mạnh một số giải pháp cụ thể sau: 

Phát triển Hà Nội giai đoạn 2016-2020: Tăng cường thu hút vốn đầu tư ảnh 1

Tập đoàn Lotte trao học bổng cho sinh viên Hà Nội. Ảnh: Minh Tuấn

Thứ nhất, tạo quỹ đất, mặt bằng cho đầu tư phát triển. Sớm hoàn thiện các quy hoạch phân khu còn lại, xây dựng kế hoạch phát triển đô thị, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2020. Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, xây dựng danh mục các dự án phát triển đô thị, nhà ở, trung tâm thương mại dịch vụ, các công trình văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo... để thực hiện GPMB, kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách, nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu các ngân hàng thương mại trên địa bàn, tăng cường huy động nguồn vốn trong, ngoài nước nhất là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân với lãi suất hợp lý để cho vay đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, huy động nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tập trung xây dựng kế hoạch đầu tư công từ nguồn ngân sách giai đoạn 2016-2020 có chất lượng, đầu tư có trọng tâm trọng điểm, quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tăng cường đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn xây dựng hạ tầng; Triển khai quyết liệt các hình thức đầu tư theo hợp đồng BT, BOT và các hợp đồng PPP khác để đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư các công trình văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường …

Phát triển Hà Nội giai đoạn 2016-2020: Tăng cường thu hút vốn đầu tư ảnh 2

Công nhân lắp ráp linh kiện vi mạch trong Nhà máy Canon Việt Nam - Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) Ảnh: Ngọc Châu

Thứ tư, chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, các hiệp định đối tác song phương và đa phương để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài bao gồm nguồn vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế. Thứ năm, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư. Tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Trong khai thác quỹ đất, theo ông làm gì để tránh lãng phí?

Theo tôi, cần sớm nghiên cứu điều chỉnh cơ chế huy động nguồn lực từ quỹ đất, khuyến khích đấu giá quyền sử dụng đất, tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách quận huyện, tạo động lực để các quận huyện đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới. Xây dựng chính sách phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, công nghệ cao, hiện đại, công nghiệp hỗ trợ; tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng, điều chỉnh giá thuê đất hợp lý tạo điều kiện các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp tập trung của Thành phố. Triển khai quyết liệt đấu thầu các hoạt động dịch vụ công để giảm chi ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.