Sở Xây dựng Hà Nội lên tiếng việc gần 3.000 cây gãy đổ trong bão

Hai cây xà cừ bị gió bão quật đổ chắn ngang đường
Hai cây xà cừ bị gió bão quật đổ chắn ngang đường
Ngày 2/8, ông Võ Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - khẳng định, hàng nghìn cây xanh trên địa bàn Hà Nội bị bật gốc, gãy đổ trong cơn bão số 1 vừa qua, do nhiều nguyên nhân; nghi vấn cây được trồng sai quy trình, kỹ thuật là không có cơ sở.

Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sau cơn bão số 1 vừa qua, trên địa bàn 12 quận nội thành Hà Nội có khoảng 2.965 cây gãy đổ, trong đó có 39 cây xà cừ đường kính lớn bị đổ gãy ngang đường, cản trở giao thông hoặc đổ nghiêng đè vào nhà dân, đè hỏng tài sản của dân.

Về nguyên nhân khiến cây đổ, đại diện Công ty Công viên Cây xanh lý giải là do bão số 1 có cường độ gió giật quá mạnh, kèm theo mưa lớn. Công ty Cây xanh cho rằng, đây thực sự là nguyên nhân bất khả kháng đối với hệ thống cây xanh Hà Nội đã trải qua nhiều năm không được quan tâm thích đáng.

Ngoài ra, quá trình cải tạo, chỉnh trang vỉa hè Hà Nội trong những năm trước đây đã xâm hại hệ thống rễ của cây xanh đường phố; các rễ phát triển ngang của cây thường bị chặt đứt. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho cây dễ bị đổ khi có tác động của các đợt gió và lốc xoáy.

Hơn nữa, mực nước ngầm của Hà Nội cao, ô nhiễm nước ngầm ngày càng tăng trong thời gian gần đây làm cho hệ thống rễ cây khó phát triển theo chiều sâu, chủ yếu phát triển theo chiều ngang. Mà như đã nói, rễ cây ngang thường bị chặt đứt.

Hà Nội có nhiều nhà cao tầng nên không gian sống của cây xanh đường phố bị thu hẹp, cây thường có xu hướng nghiêng ra phía mặt đường để lấy ánh sáng. Đây là yếu tố gây nên các hiện tượng cây bị nghiêng, làm mất cân bằng giữa tán cây và hệ rễ cây, là một trong các nguyên nhân làm cây dễ đổ khi có gió bão.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có hay không nguyên nhân kỹ thuật, chất lượng trồng cây chưa đúng? Ông Võ Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - cho biết, Sở Xây dựng là cơ quan quản lý, còn việc duy trì trước đây thành phố phân cấp cho nhiều đầu mối, nhiều đơn vị trồng chăm sóc. Về quy trình trồng cây, ông Võ Nguyên Phong khẳng định, đối với các đơn vị do Sở Xây dựng thực hiện đều theo đúng quy trình, kỹ thuật.

“Về quy trình, bầu cây chỉ được phép cách mặt đất 5 cm để cây hấp thụ dinh dưỡng chứ không phải là trồng nông không đúng kỹ thuật. Vừa qua, thành phố đã cử 30 cán bộ đi Côn Minh (Trung Quốc) để học tập về kỹ thuật trồng cây nhằm nâng cao chất lượng trồng, cắt tỉa và chăm sóc cây xanh”, ông Phong cho biết thêm.

Làm rõ thêm những vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Hưng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Công viên Cây xanh - cho biết, việc trồng cây của công ty và những đơn vị khác đều thực hiện theo đúng quy trình, sau đó chuyển giao cho đơn vị duy trì trong 5 năm, nếu đổ gãy thì đơn vị tự chịu kinh phí, nhà nước không chịu kinh phí.

Những cây bị bật gốc vừa qua, mới nhất cũng là những cây đã trồng cách đây khoảng 2 năm, còn những cây mới trồng trong thời gian gần đây thì không cây nào đổ.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.