Teo tóp chuỗi cửa hàng rau an toàn Hapro

TP - Thành phố Hà Nội vừa có văn bản trả lời câu hỏi của các đại biểu HĐNĐ thành phố xung quanh việc, thành phố đã giao cho Tổng Cty Hapro một số địa điểm kinh doanh thực phẩm sạch ở những vị trí đẹp. Tuy nhiên hiện nay những vị trí đó lại được sử dụng không đúng mục đích hoặc cho thuê lại…

Theo lý giải ngày 27/9/2010, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định về việc điều chuyển 40 địa điểm từ các đơn vị thành viên về Hapro để triển khai “Đề án xây dựng mạng lưới kinh doanh rau và thực phẩm an toàn”. Hapro đã thực hiện việc tiếp nhận các cơ sở nhà đất từ các Cty thành viên về Cty mẹ - Tổng Cty.

Theo đó, đã tiếp nhận được 37/40 địa điểm; 3 địa điểm còn lại Cty thành viên chưa thể bàn giao cho Tổng Cty do bị chiếm dụng trái phép từ lịch sử để lại. Sau khi tiếp nhận các địa điểm thuộc “Đề án xây dựng mạng lưới kinh doanh rau và thực phẩm an toàn”, Hapro đã tổ chức “Lễ công bố nhận diện và khai trương chuỗi cửa hàng rau, thực phẩm an toàn Haprofood” và khai trương bán hàng rau, thực phẩm an toàn tại các siêu thị, cửa hàng trong hệ thống HaproMart, HaproFood.

Theo lý giải, bước đầu chuỗi cửa hàng rau, thực phẩm an toàn này đã đóng góp tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ được thành phố giao. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện Đề án, một số địa điểm có vị trí địa lý không phù hợp đã bộc lộ những hạn chế do địa điểm nhỏ lẻ, nằm xen kẽ nhà dân, diện tích chật hẹp dẫn tới việc kinh doanh rau, thực phẩm an toàn không hiệu quả. Theo Hapro, đơn vị này ngoài “hoán đổi” một số địa điểm, để đảm bảo công việc cho người lao động, đảm bảo tiền thuê đất, thuê nhà nộp cho ngân sách, Tổng Cty đã chuyển đổi các các địa điểm không phù hợp để kinh doanh rau và thực phẩm an toàn thành các cửa hàng chuyên doanh theo ngành nghề kinh doanh của mình.

Theo ghi nhận thực tế của phóng viên Tiền Phong, những cửa hàng được Hapro khai trương trong hệ thống chuỗi cửa hàng rau, thực phẩm an toàn- Hapro Food vào năm 2010, hầu hết nằm ở vị trí trung tâm của các quận nội thành nhưng nay  đã bị tep tóp. Đơn cử như cửa hàng 68 Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm), một địa điểm trung tâm tại phố cổ, dù ngoài biển hiệu vẫn ghi cửa hàng rau, thực phẩm an toàn Hapro Food – Vì sức khỏe cộng đồng nhưng bên trong không bán rau mà các mặt hàng chủ yếu là bia rượu, bánh kẹo, hàng tạp hóa…

Theo nhân viên kinh doanh ở đây, đã ngừng bán rau từ hai năm nay. Tại địa điểm khác như 102 Thái Thịnh (quận Đống Đa) trước là cửa hàng rau sạch trong hệ thống thì nay đã bị “xoá sổ” hay tại 51 Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng), với quy mô gồm 2 tầng trên 1.000m2 ở vị trí đắc địa thì nay đã trở thành siêu thị Unimart - Seika thứ ba của đơn vị này…

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.