Vì đâu cứ mưa là ngập?

Mưa ngập trên phố Nguyễn Trãi tối ngày 31/7.
Mưa ngập trên phố Nguyễn Trãi tối ngày 31/7.
TP - Trận mưa to kéo dài chỉ hơn 1 tiếng chiều tối 31/7 đã làm các quận phía Tây Nam thành phố lại ngập úng trên diện rộng. Ngập nhanh và thoát nước chậm vẫn là nỗi ám ảnh của người dân khi ra đường mỗi lúc mưa bão.

Theo ghi nhận của phóng viên, chiều tối ngày 31/7, một mưa lớn xuất hiện vào giờ tan tầm đã gây ngập úng, ùn tắc trên nhiều tuyến phố. Các tuyến phố ngập chủ yếu từ 0,2-0,4 m, đặc biệt tại các tuyến phố như Tân Mai, Khu vực Linh Ðàm, Trương Ðịnh (quận Hoàng Mai); Nguyễn Trãi, Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân)… Nhiều xe lưu thông trên các tuyến phố bị chết máy hàng loạt.

Theo báo cáo của Cty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, cơn mưa lớn tập trung ở khu vực phía Nam và Tây Nam thành phố những nơi lượng mưa cao nhất là quận Hoàng Mai (93,3mm); quận Hai Bà Trưng (82,0mm); quận Thanh Xuân (79,0mm)…

Ðại diện Cty Thoát nước cho biết, các quận trung tâm hầu như không xảy ra hiện tượng úng ngập. Ðối với các khu vực ngập, Cty đã bố trí phương tiện, nhân lực ứng trực để tua vớt rác tại miệng cống, khơi thông dòng chảy… Ðồng thời vận hành các trạm bơm Yên Sở, Ðồng Bông I, Ðồng Bông II, Cổ Nhuế… vận hành theo quy trình để thoát lũ.

Với những gì đang diễn ra sau các trận mưa lớn, nhất là tại các quận huyện phía Tây, Tây Nam thành phố, khu vực đô thị mới khiến người dân vô cùng bức xúc về thực trạng úng ngập trên địa bàn.

Trong đó, quy hoạch đô thị yếu kém, nhất là hệ thống tiêu thoát nước manh mún, thiếu kết nối được coi là căn nguyên cơ bản của thực trạng này. Trao đổi với PV, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, nguyên nhân úng ngập ở các khu đô thị mới xảy ra thường xuyên bởi tốc độ đô thị hóa cao, trong khi các công trình đấu nối chưa đáp ứng được yêu cầu thoát nước. Trong khi đó, nhiều ao hồ, kênh rạch vốn là nơi thoát nước thì lại bị san lấp, bê tông hóa hoặc biến thành dự án chung cư. Một nguyên nhân quan trọng khác được đưa ra đó là ý thức của người dân khi vứt rác bừa bãi gây tắc nghẽn hệ thống cống, hố ga. Ngoài ra, các trạm bơm tiêu nước cho nội thành khi có mưa lớn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Phó GS.TS Bùi Công Quang- ÐH Thủy lợi nhận định, trước đây Hà Nội có nhiều mặt nước ao hồ kết nối với nhau nhưng do đô thị hóa nên đã bị giảm đi đáng kể, dẫn đến giảm khả năng tiêu úng của Thủ đô. Theo ông Quang, Hà Nội phải bảo vệ, duy trì diện tích mặt hồ còn lại nhằm tận dụng khả năng điều tiết nước từ các hồ này.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.