Vì sao mới xử lý 2/40 công trình vi phạm trật tự xây dựng tồn đọng ở Hà Nội?

Xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại quận Hoàn Kiếm
Xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại quận Hoàn Kiếm
TPO - Đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng năm 2015-2016 trên địa bàn Thành phố: từ tháng 5/2019, đến nay, UBND các quận, huyện mới xử lý được 2/40 trường hợp, còn tồn đọng 38 trường hợp chưa xử lý. UBND Thành phố yêu cầu không giao dự án mới cho nhà đầu tư vi phạm trật tự xây dựng.
 

Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội cung cấp thông tin về một số hoạt động chỉ đạo - điều hành nổi bật của UBND Thành phố, từ ngày 18-25/10/2019 như sau:

Về lĩnh vực đầu tư xây dựng, ngày 23, 24/10, UBND Thành phố đã ban hành 4 Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng 4 cầu vượt trên địa bàn Thành phố: cầu vượt cho người đi bộ qua đường Nguyễn Trãi (đoạn giao cắt ngã ba đường Triều Khúc, quận Thanh Xuân); Nguyễn Văn Cừ 1, Nguyễn Văn Cừ 2, Nguyễn Văn Cừ 3, quận Long Biên bằng kết cấu thép lắp ghép, bố trí hệ thống thoát nước mặt dọc cầu, nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ qua các tuyến đường, góp phần giảm xung đột, ùn tắc giao thông, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông trong khu vực. Thời gian thực hiện: năm 2019 - 2020. 

Giao chủ đầu tư dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố rà soát theo 4 tiêu chí: Kiến trúc phù hợp với từng vị trí, địa điểm; Sự thuận tiện, hiệu quả sử dụng; Kết cấu thép gia công máy, có khả năng tháo dỡ lắp ghép lại; Đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông; đề xuất áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế phù hợp với thực tế đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm; nghiên cứu phương án tổ chức thực hiện dự án đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ, tiết kiệm. 

Đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng năm 2015-2016 trên địa bàn Thành phố: từ tháng 5/2019, đến nay, UBND các quận, huyện mới xử lý được 2/40 trường hợp, còn tồn đọng 38 trường hợp chưa xử lý. Việc xử lý này không đạt kết quả và tiến độ theo yêu cầu, UBND Thành phố đã có văn bản số 4710/UBND-ĐT ngày 23/10/2019 yêu cầu UBND các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Hoài Đức, Thạch Thất nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc chưa xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm còn tồn đọng trên địa bàn. Quyết liệt chỉ đạo các lực lượng quận, huyện, xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai cường chế xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm TTXD còn tồn đọng năm 2015-2016 trên địa bàn Thành phố theo đúng quy định pháp luật. 

Yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã cam kết với UBND Thành phố về tiến độ, thời gian xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm tồn đọng; định kỳ ngày 20 hàng tháng báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố (qua Sở Xây dựng)

Giao các Sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường rà soát thủ tục hồ sơ liên quan các dự án vi phạm để đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ giải quyết các thủ tục theo quy định. Trong quá trình tham gia ý kiến, thẩm định không xem xét, đề xuất giao dự án mới hoặc điều chỉnh dự án đối với nhà đầu tư vi phạm về TTXD còn tồn đọng trên địa bàn Thành phố. 

Đầu tư hố chôn rác 1,03 ha tại bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn

Thành phố cho biết sẽ tiếp tục mục tiêu đảm bảo kế hoạch vận hành đổ rác, nâng cao khả năng tiếp nhận rác hiện tại và sau khi quá trình hợp nhất hình thành; tiến độ kế hoạch vận hành đổ rác của Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 5884/QĐ-UBND, ngày 22/10/2019, phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án ô chôn lấp 6.2 tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, có diện tích khoảng 1,03 ha bao gồm: đào, đắp đất thành ô chôn lấp; trải vải chống thấm HDPE; đắp bờ bao bằng đất. Thời gian thực hiện 2019 - 2020. 

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.