10 điều cải cách ngành tòa án ở địa phương

10 điều cải cách ngành tòa án ở địa phương
Từ trước đến nay việc nhận đơn khởi kiện của người dân chủ yếu là họ đến trực tiếp tại Tòa để nộp (hơn 90%) và một số ít gửi qua đường bưu điện (gần 10%)...

Theo thống kê chưa đến 50% đơn khởi kiện không được Tòa án nhận ngay vì hình thức, nội dung, cũng như các chứng cứ kèm theo đơn chưa đạt yêu cầu, buộc người dân phải trở về để viết hoặc bổ sung lại. Người dân phải đi lại rất nhiều lần…

Mỗi loại đơn khởi kiện (án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính) và các chứng cứ kèm theo đều có đặc điểm riêng. Vì vậy, Tòa án cần soạn mẫu đơn cho từng loại, cũng như các yêu cầu khác kèm theo đơn để đương sự hiểu, làm theo chính xác và thống nhất.

Các mẫu đơn và yêu cầu này được đưa thẳng lên mạng để mọi người tham khảo. Khi có yêu cầu khởi kiện người dân chỉ cần điền vào mẫu và gửi đơn đến Tòa thông qua mạng. Tại Tòa án sẽ có bộ phận xử lý đơn, nếu đơn chưa đạt yêu cầu về hình thức lẫn nội dung yêu cầu đương sự chỉnh sửa ngay…

2. Công khai tình hình thụ lý các loại án hình sự (HS), Dân sự (DS), Hôn nhân Gia đình (HN-GĐ), Kinh tế (KT), Lao động (LĐ), Hành chính (HC).

Đầu vào (Thụ lý án) của Tòa án trước nay chưa hề được công khai (mặc dù đây không thuộc danh mục cấm, phải bí mật). Ngay cả trường hợp phải báo cáo với Hội đồng nhân dân (HĐND) hoặc cơ quan Đảng tại địa phương, cũng hạn chế ở con số rất chung, không cụ thể.

Mặc dù, có nhiều trường hợp chưa thể thụ lý đơn khởi kiện ngay được do chưa đúng yêu cầu về hình thức, nội dung, chứng cứ,… hoặc không thể thụ lý đơn do hết thời hiệu khởi kiện… Nhưng tình trạng thiếu công khai như trên có nơi, có lúc đã gây hiểu nhầm cho người dân…

Do đó, theo tôi cần phải công khai con số, từng loại án, từng án trên mạng và được cập nhật từng ngày. Thông tin cụ thể lượng án trong hạn luật định, lượng án quá hạn luật định, đồng thời giải thích nguyên nhân tại sao. Thực hiện được như vậy để minh bạch trong việc thụ lý, giải quyết án.

3. Công khai các Quyết định của Tòa án trong quá trình thụ lý, điều tra án.

Các Quyết định của Tòa án như Quyết định tạm giam (đối với bị cáo trong vụ án Hình sự), quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thường chỉ được cấp cho đương sự trong vụ án để rồi trong hồ sơ…

Theo tôi, các quyết định của Tòa án (trừ các quyết định thuộc danh mục bí mật) cần công khai trên mạng để mọi người đều có thể tham khảo và giám sát về tính đúng đắn của các quyết định đó.

4. áp dụng việc gửi giấy triệu tập đến đương sự thông qua mạng Internet

Với xu thế phát triển của xã hội hiện nay, tương lai mọi người đều sử dụng Internet một cách phổ thông. Khi gửi đơn khởi kiện đến Toà, đương sự cung cấp địa chỉ email, lúc cần thiết Tòa án sẽ gửi giấy triệu tập thông qua địa chỉ này, vừa nhanh, vừa tiết kiệm chi phí.

5. Công khai lịch xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm các loại án.

Lịch xét xử của Tòa án chỉ được gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp hoặc công khai tại trụ sở của Tòa án trong thời điểm rất gần ngày xét xử.

Lịch xét xử của Tòa án cần công khai trên mạng để các đương sự biết trước, chủ động về thời gian tham gia phiên Tòa và mọi người tham khảo để có thể đến tham dự phiên toà.

Cùng với 5 điều cải cách trên, tôi đề nghị ngành Tòa án, ở địa phương cũng cần cải cách 5 điều nữa. Đó là: Công khai các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ, quyết định chuyển vụ án, thông báo tạm hoãn phiên toà; Cung cấp trích lục bản án ngay khi vừa tuyên bản án tại phiên Tòa; Cung cấp bản án, quyết định của Tòa án qua mạng; Công khai nội dung việc kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án; Công khai tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với toàn ngành.

MỚI - NÓNG