19 luật sư bào chữa cho 8 bị cáo

19 luật sư bào chữa cho 8 bị cáo
TP - Hôm nay, TANDTC mở phiên xử phúc thẩm vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin).

* Riêng bị cái Nguyễn Tuấn Dương không kháng án

> Lãnh đạo Cty Hoàng Anh - Vinashin chuẩn bị hầu tòa

Phiên tòa do thẩm phán Đào Thị Nga, Phó chánh Tòa Phúc thẩm – TANDTC làm chủ tọa. Có 19 luật sư tham gia bào chữa cho 9 bị cáo. Dự kiến phiên xử kéo dài trong 3 ngày, tại trụ sở TAND TP Hải Phòng.

Trước đó, ngày 30-3, HĐXX phiên sơ thẩm đã tuyên phạt 9 bị cáo tổng cộng 124 năm tù giam, buộc bồi thường 1.000 tỷ đồng.

Trong đó, bị cáo Phạm Thanh Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin) 20 năm tù giam; Trần Quang Vũ (nguyên TGĐ Vinashin, nguyên TGĐ Cty CNTT Nam Triệu) 11 năm tù giam; Trần Văn Liêm (nguyên Trưởng ban Kiểm soát Vinashin, nguyên GĐ Cty Viễn Dương) 19 năm tù giam; Nguyễn Văn Tuyên (nguyên GĐ Cty Cổ phần CNTT Hoàng Anh Vinashin) 16 năm tù giam; Tô Nghiêm (nguyên Chủ tịch Cty TNHH Một thành viên CNTT Cái Lân) 18 năm tù giam; Trịnh Thị Hậu (nguyên TGĐ Cty Tài chính TNHH Một thành viên CNTT - VFC), 14 năm tù giam; Hoàng Gia Hiệp (nguyên Phó TGĐ VFC) 13 năm tù giam; Đỗ Đình Côn (nguyên Kế toán trưởng, Phó TGĐ Cty Cổ phần CNTT Hoàng Anh) 10 năm tù giam.

Riêng Nguyễn Tuấn Dương (nguyên Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần đầu tư Cửu Long lĩnh án 3 năm tù giam, do được thay đổi tội danh từ cố ý làm trái sang sử dụng trái phép tài sản.

Ngay sau khi các bị cáo bị tuyên phạt với các mức án trên, 8 trong số 9 bị cáo đã có đơn kháng cáo kêu oan và xin giảm nhẹ hình phạt. Riêng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương không có đơn kháng cáo.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.