6 tháng đầu năm, 10 thẩm phán ở TPHCM nghỉ việc

Vụ án Phạm Công Danh quy tụ đến 70 bị cáo.
Vụ án Phạm Công Danh quy tụ đến 70 bị cáo.
TPO - Trong 6 tháng đầu năm 2018, TPHCM đã có 20 nhân sự ngành tòa án nghỉ việc, trong đó có 10 thẩm phán, trong khi những năm trước chỉ có từ 1-2 người xin nghỉ/năm.

Ngày 6/7, thảo luận tại hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM (khóa X), bà Ung Thị Xuân Hương, Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) TPHCM cho biết từ năm 2017, án phức tạp, án điểm tại TPHCM tăng rất cao.

Có một số vụ án điểm có đến 70 bị cáo như vụ án Phạm Công Danh. Năm 2018 trong 11 án điểm của cả nước thì TPHCM có 6 vụ.

“Thẩm phán thiếu, thư ký thiếu nhưng TAND TPHCM phải giảm 10% biên chế, Trong 6 năm gần đây, lượng án ở TPHCM tăng gấp đôi nhưng biên chế cán bộ tòa án giảm 10%. Qua thống kê, mỗi thẩm phán phải xử 10 vụ án trong một tháng, trong khi chỉ tiêu giao chỉ từ 4-6 vụ/tháng”, bà Hương cho hay.

Người đứng đầu ngành tòa án TPHCM cho biết đứng trước áp lực nặng nề như vậy, nhiều cán bộ đã xin nghỉ việc. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2018, TPHCM có 20 nhân sự ngành tòa án nghỉ việc, trong đó có 10 thẩm phán. Trong khi đó, những năm trước, bình quân chỉ có từ 1-2 người xin nghỉ/năm.

6 tháng đầu năm, 10 thẩm phán ở TPHCM nghỉ việc ảnh 1 Bà Ung Thị Xuân Hương, Chánh án TAND TPHCM

Bà Ung Thị Xuân Hương kiến nghị giữ nguyên biên chế, không tăng thêm nhân sự ngành tòa án để đảm bảo giải quyết lượng án tăng cao. Và, việc giảm biên chế phải căn cứ thực tế địa phương chứ không thể thực hiện cào bằng.

Chánh án TAND TPHCM dẫn chứng: Cả tỉnh Ninh Thuận có khoảng 3.000 án/năm, thấp hơn nhiều so với quận Bình Thạnh với 4.000 án/năm.

“TAND TPHCM đã kiến nghị TAND Tối cao xem xét vấn đề này. Nếu tinh giản biên chế một cách cào bằng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các địa phương có lượng án rất lớn như TPHCM”, bà Hương cho hay.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.