Ai là bị can?

Gỗ trục vớt kéo vào bờ trái lòng hồ thủy điện Sê San 4
Gỗ trục vớt kéo vào bờ trái lòng hồ thủy điện Sê San 4
TP - Giữa năm 2009, khi thủy điện Sê San 4 tích nước, lòng hồ Sê San mở ra hơn 4.800 ha, trở thành tuyến đường thủy quan trọng để lâm tặc xâm nhập vào những cánh rừng nguyên sinh phía thượng nguồn.

>> Kontum: Cận cảnh gỗ lậu

Những cây gỗ đường kính 50-100cm được kéo theo lòng hồ về tận cửa đập thủy điện Sê San 4, tập kết bên đường nhựa, chờ đưa đi tiêu thụ. Đây là vụ khai thác gỗ lậu quy mô lớn ở Gia Lai từ trước đến nay.

Gỗ trục vớt kéo vào bờ trái lòng hồ thủy điện Sê San 4
Gỗ trục vớt kéo vào bờ trái lòng hồ thủy điện Sê San 4.


Gỗ lậu như núi…

Khi vỡ lở số lượng gỗ quá lớn ở xã biên giới Ia O (Tiền Phong ra ngày 31-5 có bài phản ánh), chúng tôi về Ia Grai, làm việc với Phó Chủ tịch UBND huyện Phan Trung Tường. Câu chuyện cho thấy, từ tháng 4-2010 khi khá nhiều gỗ tập kết về địa bàn xã Ia O, UBND huyện Ia Grai yêu cầu Hạt kiểm lâm cùng chuyên viên phòng Tài chính Kế hoạch đi kiểm tra. Ngày 8-4-2010, đoàn kiểm tra lập biên bản, nêu: Đơn vị trục vớt gỗ tại bờ đập Sê San là Quân đoàn 3 không chứng minh được số lâm sản trên có giấy tờ hợp pháp. Chúng tôi tiến hành đo đếm số lượng 313 lóng, khối lượng: 391,942m3.

Ia O là xã biên giới, có nhiều công trình trọng điểm quốc gia trong đó có thủy điện Sê San 4, do Ban quản lý dự án thủy điện 4 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam ) làm chủ đầu tư. Trước khi thi công, tỉnh Kon Tum đã tổ chức tận thu lâm sản. Riêng phần thu dọn lòng hồ, Ban QLTĐ 4 hợp đồng với Quân đoàn 3 ( đóng tại TP Pleiku).

Ngày 18-7-2009, ông Lê Xuân Tùng - Phó Ban QLDA TĐ Sê San 4 có công văn khẩn đề nghị Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 giúp phương tiện và nhân lực để trục vớt gỗ củi trôi về hạ lưu, đảm bảo an toàn công trình. Ngày 5-8-2009, Quân đoàn 3 ký hợp đồng với Cty Cổ phần Thương mại Thương Tín ở Đức Hòa - Long An “liên doanh tổ chức trục vớt gỗ, củi”, theo đó, Cty Thương Tín tự bỏ toàn bộ chi phí để làm, không nhận bất cứ quyền lợi gì, hàng tháng phải trả Quân đoàn 3 mười triệu đồng chi phí thuê ca nô và 4 người giúp phối hợp làm việc.

Ngày 19-1-2010, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 lại ký tiếp hợp đồng với Cty CP Bắc Ninh ở Kon Tum thuê Cty Bắc Ninh vận chuyển gỗ củi tận dụng tại khu vực lòng hồ Sê San và gia công sơ chế xẻ từ gỗ tròn (kể cả tận dụng gỗ củi) ra thành phẩm theo quy cách của bên A, tại cơ sở chế biến của bên B.

Theo Trung tá Đoàn Văn Khải - Đồn phó Đồn biên phòng 717 phụ trách địa bàn này, thì những người khai thác gỗ kéo về 2 bãi tại xã Ia O cho rằng họ là người của Cty Thương Tín và Cty Bắc Ninh, đi làm cho Quân đoàn 3.

Thiếu úy Nguyễn Văn Sơn - Đội trưởng Đội phòng chống tội phạm Đồn 717 cho biết: Bãi gỗ thứ nhất sát cửa đập có 191,5 m3, những người trục vớt tự xưng là ở Cty TNHH Thương Tín, phụ trách bãi này là ông Bùi Văn Chủ sinh năm 1962 trú tại Kon Tum. Bãi gỗ thứ hai, do bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết (không rõ nơi cư trú) xưng là của Cty TNHH Bắc Ninh (Kon Tum) thuê ông Phong một người ở xã Ia O chỉ đạo trục vớt được hơn 200m3.

MỚI - NÓNG