Bà trùm, ông trùm và những chuyện khó tin ​

Đại gia Hứa Thị Phấn và Phạm Công Danh giờ đang vướng vào lao lý
Đại gia Hứa Thị Phấn và Phạm Công Danh giờ đang vướng vào lao lý
TPO - Vụ án liên quan "bà trùm" Hứa Thị Phấn đang dần lộ rõ những mắt xích quan trọng. Xâu chuỗi tất cả có thể thấy, việc thao túng Ngân hàng (NH) Đại Tín có hẳn hệ thống liên quan họ hàng, thân thích của bà trùm này. 

Một nhân vật cũng được xem như "ông trùm" trong ngành vật liệu xây dựng- Phạm Công Danh (Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh) có lẽ không dễ dàng bị “lừa” bởi những bất động sản bị nâng khống. Thế nhưng qua các phiên toà đã cho thấy nhiều chuyện kỳ lạ.

Người thân và những chiếc bánh vẽ

Ông Nguyễn Vĩnh Mậu cựu TVHĐQT NH Đại Tín cho biết, ông Hoàng Văn Toàn cựu Chủ tịch NH Đại Tín chính là thầy của mình trong những năm ở Đại học NH. Một thời gian dài ông Mậu được NH Agiribank mời sang NH Rạch Kiến để nắm cổ phần. Sau khi ông Mậu về hưu thì được “thầy Toàn” giữ ở lại làm cho Rạch Kiến với chức vụ thành viên HĐQT.

Thời điểm đầu NH Rạch Kiến chỉ có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng. Bà Hứa Thị Phấn dùng mối quan hệ đã đi vay mượn tiền tại Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi góp vốn vào đây NH Rạch Kiến.

Năm 2006, Chính phủ yêu cầu những NH nào muốn tồn tại hoạt động phải có vốn pháp định 3.000 tỷ đồng. Năm 2007, bà Phấn đã nhờ 29 đối tượng là người thân, trong đó có Bùi Thị Kim Loan (kế toán Cty Phú Mỹ, thư ký bà Phấn), Hồ Hứa Thùy Anh, Nguyễn Thị Đoan Trang (cháu bà Phấn) và lái xe, bảo vệ vay vốn giùm bằng sự “bảo kê” của bà Phấn.

Với 29 hồ sơ vay, bà Phấn đã lấy được 3.581 tỷ đồng từ NH Đại Tín, tài sản thế chấp cho những khoản vay này là hai miếng đất trồng lúa ở huyện Nhà Bè và Q.2 (TP HCM). Ngay thời gian đầu, bà Phấn đã dùng thủ đoạn “tô vẽ” là đất dự án nhằm nâng khống giá trị thật của đất từ khoảng 80 nghìn đồng/m2 thành 8 triệu đồng/m2, - 32 triệu đồng/m2. Với việc này, một mũi tên trúng nhiều đích, bà Phấn vừa trở thành người nắm giữ cổ phần lớn nhất tại Đại Tín và cũng kịp đút túi hơn 2.581 tỷ đồng đồng trở thành nữ đại gia.

Từ đây (2008), bà Phấn coi như đặt hai chân vào NH Đại Tín. Trong suốt quá trình trở thành bà chủ NH (từ 2008-2012), cơ quan cảnh sát điều tra đã xác định bà Phấn đã thực hiện nhiều thủ đoạn rút ruột NH lên tới 12.000 tỷ đồng. Thông qua 2 hành vi: Nâng khống căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch từ 160 tỷ để bán cho NH Đại Tín 1.260 tỷ đồng, chiếm đoạt và gây thiệt hại 1.105 tỷ đồng; Hạch toán thu khống nợ cho Cty Phương Trang, để sử dụng trái pháp luật hơn 5.256 tỷ đồng; Chỉ đạo NH Đại Tín đầu tư trái luật vào 4 dự án bất động sản, chiếm đoạt và sử dụng hơn 1.037 tỷ; Nâng khống 25 bất động sản khác bán cho NH Đại Tín, để chiếm đoạt và sử dụng 1.024 tỷ…

Để thực hiện được nhiều thủ đoạn, bà Phấn không làm một mình. Đặc biệt khi những hành vi phạm tội này, gắn với các nghiệp vụ về tài chính. Trong vai trò là Chủ tịch NH Đại Tín, ông Hoàng Văn Toàn trở thành người bày “ma trận” cho các thủ đoạn rút ruột một cách trót lọt.

Ông Toàn khai: Từng là giảng viên Đại học NH, hàng chục năm giữ vị trí CEO ở nhiều NH, chỉ sau thời gian ngắn làm cố vấn cho NH Rạch Kiến, đầu năm 2009 ông Toàn được đưa lên làm Chủ tịch NH Đại Tín và được bà Phấn cho nắm giùm cổ phần.

Ông Trần Sơn Nam, cựu lãnh đạo NH Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi được bà Phấn đưa về trả lương cao gấp 10 lần với vị trí CEO. Sau đó các thành viên HĐQT cũng được sắp xếp đều là người nhà. Trong đó có Ngô Kim Huệ, cháu gái bà Phấn; ông Hứa Xường, TVHĐQT em trai bà Phấn và ông Nguyễn Vĩnh Mậu học trò của ông Toàn được đưa về giữ chức TVHĐQT (nhưng ở Long An). Chưa dừng lại, ở các các vị trí khác cũng đều do họ hàng, người quen bà này nắm giữ.

Nỗi ân hận của Phạm Công Danh

Khi NH chỉ còn cái “xác”, bà Phấn và đồng phạm trong NH tìm cách "bán tống bán tháo" cho Phạm Công Danh. Vì thế giai đoạn mua cổ phần, bà Phấn đã sẵn sàng cho ông Danh mượn tài sản đi thế chấp vay 500 tỷ đồng tại Ocebank. Không cần thẩm định, nhưng ông Toàn và ông Nam nhanh chóng cho các công ty con của ông Danh vay tiền… Tất cả sự “hỗ trợ” này chỉ nhằm mục đích, Danh nhanh chóng thu xếp ổn thoả tiền bạc để sang gánh nợ ở NH Đại Tín.

Trong hợp đồng chuyển nhượng NH Đại Tín nêu rõ, ông Danh ngoài trả tiền cổ phần thì phải có "nghĩa vụ trả nợ thay" cả gốc và lãi của bà Phấn và nhóm Phú Mỹ. Nghĩa là từ 29 hồ sơ vay trước đó. Và việc chuyển nhượng cả “nghĩa vụ trả nợ thay” nhằm mục đích che đậy những hành vi phạm pháp nghiêm trọng của bà Phấn, nhóm Phú Mỹ và các cựu lãnh đạo NH Đại Tín đã làm từ nhiều năm trước đó.

Kế hoạch bán NH Đại Tín nếu thành công thì bà trùm Hứa Thị Phấn và các đồng phạm trong NH có khả năng thoát tội.  “Với thực trạng như thế này tôi không bao giờ dám làm, không những tôi mà cả thế giới này không ai dám đụng vô hết. Đây là sai lầm rất lớn của tôi vì sự chủ quan, tin tưởng bà Phấn”, đó là lời xương máu của ông Danh trả lời tại tòa ngày 11/5 với tư cách là người có liên quan.

“Với thực trạng như thế này tôi không bao giờ dám làm, không những tôi mà cả thế giới này không ai dám đụng vô hết. Đây là sai lầm rất lớn của tôi vì sự chủ quan, tin tưởng bà Phấn”- Cựu Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh Phạm Công Danh.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
TPO - Diễn biến khí tượng từ 19/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Trong 24 đến 48 giờ tới, các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực Thủ đô tiếp tục có nền nhiệt giảm, trời rét, kèm theo đó cục bộ có mưa vừa đến mưa to.