Bắc Giang: Cơ quan thi hành án làm sai, dân gánh hậu quả

Bắc Giang: Cơ quan thi hành án làm sai, dân gánh hậu quả
TP - Ông Nguyễn Văn Châu hiện công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang có đơn gửi đến báo Tiền Phong phản ánh: Ngôi nhà gia đình ông đang ở đã được cấp sổ đỏ nhưng bị Tòa án yêu cầu thu hồi dù gia đình ông không có lỗi gì…

Sự phức tạp của vụ án bắt đầu từ việc ông Nguyễn Văn Quang có nợ ông Nguyễn Văn Cường một khoản tiền nhưng bà Dương Thị Thông (vợ ông Quang) không được biết.

Khi ông Quang không trả nợ được, ông Cường khởi kiện đòi nợ tại TAND huyện Tân Yên và buộc ông Quang phải trả cho ông Cường số tiền 30,59 triệu đồng, trong đó có 2,59 triệu đồng tiền lãi.

Sau khi toà xử, Đội thi hành án huyện Tân Yên đã áp dụng biện pháp kê biên đất ở và các tài sản khác trên đất ở mang tên bà Thông. Mặc dù là vợ chồng nhưng bà Thông không đồng ý vì cho rằng nhà và đất ở là thuộc sở hữu cá nhân nên cho rằng theo bản án phúc thẩm TAND huyện Tân Yên thì bản thân bà Thông không có nghĩa vụ phải thi hành án.

Vì vậy việc kê biên nhà đất ở của bà là không đúng, yêu cầu được xem xét lại nhưng không được giải quyết. Tuy nhiên, sau đó Phòng Thi hành án tỉnh Bắc Giang đã rút hồ sơ thi hành án đối với ông Quang để trực tiếp thi hành.

Tháng 5/1997, Phòng Thi hành án tỉnh đã áp dụng biện pháp cưỡng chế: trục xuất mẹ con bà Thông ra khỏi nhà để niêm phong tài sản…Tháng 11/1997, Phòng Thi hành án tỉnh Bắc Giang đã bán nhà đất ở của bà Thông cho ông Cường là người được thi hành án với giá 35 triệu đồng.

Tháng 2/1998, ông Cường bán lại ngôi nhà trên diện tích đất 100m2, giá 59 triệu đồng cho ông Nguyễn Văn Châu hiện công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang.

Sau khi bị trục xuất ra khỏi nhà, mẹ con bà Thông phải đi ở nhờ và bà đã làm đơn khiếu nại. Ngày 30/3/2005, trong phiên phúc thẩm TAND tối cao xử tại Hà Nội đã giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 05 (ngày 29/9/2004) của TAND tỉnh Bắc Giang về vụ án này.

Xử hủy quyết định cưỡng chế số 10 và biên bản định giá (ngày 25/9/1995) của Đội thi hành án huyện Tân Yên cũng như các quyết định cưỡng chế và hóa đơn thu tiền của Phòng Thi hành án tỉnh Bắc Giang để thi hành án lại từ đầu.

Buộc ông Nguyễn Văn Châu, bà Hoàng Thị Xa (vợ ông Châu) có trách nhiệm cùng Phòng Thi hành án tỉnh Bắc Giang và ông Nguyễn Văn Cường trả lại bà Dương Thị Thông toàn bộ đất ở và tài sản trên đất tình trạng như biên bản kê biên ngày 25/9/1996 của đội thi hành án Tân Yên lập.

Có thể thấy việc Toà phúc thẩm TAND Tối cao xử như vậy bảo đảm quyền lợi của bà Dương Thị Thông…Thế nhưng trách nhiệm của đội thi hành án huyện Tân Yên và Phòng thi hành án tỉnh Bắc Giang đối với các đương sự liên quan là bà Thông, ông Cường và ông Châu- những người vì cái sai của cơ quan thi hành án mà phải chịu hậu quả lại bị toà…bỏ lửng.

Phòng Thi hành án tỉnh Bắc Giang chỉ phải nộp tiền án phí và trả ông Cường 2,9 triệu đồng và lãi suất ngân hàng trên số tiền gửi. Vậy là gia đình ông Châu- người mua ngôi nhà của ông Cường (được Toà xác định là không có lỗi) lại là người hứng trọn hậu quả. Ngày 8/12/2005, Chủ tịch UBND huyện Tân Yên đã có quyết định “thu hồi hủy bỏ GCNQSDĐ mang tên ông Nguyễn Văn Châu”....

Trình bày sự việc với Tiền Phong, ông Châu thảng thốt: “Mua ngôi nhà của anh Cường, tôi có lỗi gì đâu mà sao lại phải gánh hậu quả. Tôi có quan hệ gì với chị Thông và Phòng Thi hành án tỉnh đâu mà phải trả lại nhà và đất ở của mình cho chị.

Tôi trả lại nhà và đất ở cho chị Thông thì ai trả lại nhà và đất ở cho tôi? Lỗi của cơ quan thi hành án tỉnh sao để cho chúng tôi phải chịu?”.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.