Bị buộc thôi việc, cựu Phó chánh thanh tra kiện Giám đốc sở

Ông Nguyễn Văn Nghĩa đã kiện vì cho rằng mình bị kỷ luật ‘oan’. Ảnh: Tân Châu.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa đã kiện vì cho rằng mình bị kỷ luật ‘oan’. Ảnh: Tân Châu.
TPO - Người kiện là ông Nguyễn Văn Nghĩa, (ngụ quận 8, TP.HCM, nguyên phó Chánh thanh tra Sở LĐTB&XH TP.HCM), còn người bị kiện chính là giám đốc sở này.

Sáng nay (29/1), TAND TP.HCM đã đưa vụ kiện dân sự giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Nghĩa và bị đơn là Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM.

Theo đơn kiện, ông Nghĩa yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định về kỷ luật buộc thôi việc đối với ông.

Vào năm 2014, ông Nguyễn Văn Nghĩa được phân công phụ trách bộ phận thanh tra chính sách lao động. Qua kiểm tra, Sở LĐTB&XH TP.HCM đã phát hiện, trong các năm 2014, 2015, ông Nghĩa đã không xử phạt 35 vụ việc, gây thất thu cho Nhà nước 4 tỷ đồng.

Tại phiên tòa, ông Nghĩa khẳng định ông không hiểu và cũng không được sở cho biết cách tính như thế nào để quy kết ông làm thất thoát hơn 4 tỷ đồng. 

Thanh tra sở chia làm sáu bộ phận thanh tra việc thực hiện Bộ Luật Lao động, vào năm 2014, sáu bộ phận ra khoảng 117 quyết định xử phạt. 

Bộ phận ông Nghĩa phụ trách xử phạt 16 trường hợp. Thời gian này có 117 quyết định xử phạt/1.253 kết luận thanh tra, cộng với hơn 2.200 trường hợp phạt khác mới ra số tiền phạt hơn 4,8 tỷ đồng.

“Vậy thì chỉ với bộ phận thanh tra của tôi, cơ sở đâu cho rằng tôi gây thất thoát hơn 4 tỷ đồng?” - ông Nghĩa nói.

Đại diện Sở LĐTB&XH TP.HCM tại phiên tòa cho rằng việc kỷ luật ông Nghĩa là đúng quy định của pháp luật và quy chế của Sở ban hành. Tuy nhiên, đại diện của Sở đã tỏ ra lúng túng khi HĐXX yêu cầu cung cấp các văn bản liên quan tới việc kỷ luật ông Nghĩa.

HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa, cho thời hạn Sở này 1 tuần để chuẩn bị và nộp cho Tòa, phiên tòa sẽ tiếp tục vào thứ 2 tới (ngày 7/3/2016).

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.