Bí quyết 'xuất quỷ, nhập thần' của lực lượng công an Tây Nguyên

Công an Đắk Lắk có mặt kịp thời ngăn chặn nhóm học sinh hỗn chiến
Công an Đắk Lắk có mặt kịp thời ngăn chặn nhóm học sinh hỗn chiến
TP - Nhiều nhóm thanh niên, học sinh tụ tập chuẩn bị đánh nhau, đua xe, chích, hút ma túy… đều bất ngờ không hiểu từ đâu công an biết được và can thiệp kịp thời như “xuất quỷ, nhập thần”. Đây được xem như bí quyết của lực lượng công an Tây Nguyên.

Màn đêm vừa buông xuống, nhóm thanh niên gần 30 người tụ tập tại khu vực siêu thị Metro (phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột) lời qua tiếng lại, thách thức nhau. Nhóm thanh niên chuẩn bị động thủ, bỗng tiếng còi hú vang lên. Lực lượng Phòng Cảnh sát Cơ động (Công an tỉnh Đắk Lắk) bất ngờ xuất hiện.

Nhóm này lập tức co cụm ngơ ngác, sợ hãi trước những sắc phục công an. Qua đấu tranh, công an xác định họ phần lớn là học sinh của 2 trường THPT Buôn Ma Thuột và THPT Chu Văn An (TP Buôn Ma Thuột).

Trước đó, có mâu thuẫn chuyện nợ nần (khoảng vài trăm ngàn), nhóm học sinh hẹn nhau “giải quyết”. Cả nhóm ngay sau đó được đưa lên xe đặc chủng của công an để bàn giao cho đơn vị có thẩm quyền xử lý.

Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều nam thanh niên đi xe máy đến từ các huyện khác nhau, tụ tập tại khu vực Quảng trường 10/3 (TP Buôn Ma Thuột) chuẩn bị đua xe. Khi những thanh niên vừa nổ máy, xe đặc chủng và người của Phòng Cảnh sát cơ động bất ngờ xuất hiện, dẹp tan cuộc đua.

Trung tá Nguyễn Công An, Tiểu đoàn trưởng Phòng Cảnh sát cơ động - 113 (Công an tỉnh Đắk Lắk) cho biết, để triển khai nhanh, hiệu quả những vụ việc nêu trên, đơn vị tiếp nhận thông tin phản ánh từ người dân qua nhóm zalo do đơn vị lập và quản lý.

“Lâu nay, đơn vị chúng tôi vẫn tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân qua đường dây nóng (điện thoại để bàn). Giờ anh em đã lập các trang mạng xã hội như zalo, facebook… phối hợp với người dân trong đấu tranh, ngăn ngừa tội phạm”, trung tá An nói.

Đến nay, Công an tỉnh Đắk Lắk có 102 trang mạng xã hội (zalo) được xác thực, với gần 60.000 lượt người quan tâm, theo dõi.

Đại tá Lê Văn Tuyến – Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết: "Các trang mạng xã hội đã phát huy được tinh thần vì bình yên cuộc sống nhân dân. Lãnh đạo Bộ Công an đã biểu dương và đánh giá cao Công an Đắk Lắk chủ động triển khai thí điểm sử dụng mạng xã hội. Đây là việc làm sáng tạo, phù hợp với tình hình hiện nay. Sắp tới sẽ nhân rộng mô hình đến các địa phương còn lại”.

Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, thời gian qua có 2 đơn vị đã triển khai việc xử lý các thông tin, tin báo từ quần chúng nhân dân qua mạng xã hội. Ở các địa bàn huyện Krông Nô, một số phường của TP Gia Nghĩa cũng đã triển khai, bước đầu phát huy hiệu quả trong việc đảm bảo an ninh trật tự cho người dân.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.