“Mất tích 11 năm sau khi làm việc với công an”:

Cần đối thoại trực tiếp với người dân

Ông Nguyễn Văn Triển (ảnh do gia đình cung cấp).
Ông Nguyễn Văn Triển (ảnh do gia đình cung cấp).
TP - Liên quan vụ “Mất tích 11 năm sau khi làm việc với công an”, UBND tỉnh Bắc Giang, Thanh tra Bộ Công an tiếp tục có công văn chuyển đơn của gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Triển (SN 1968, trú tại tổ  trú tại tổ dân phố Khôi, thị trấn Tân Dân, huyện Yên Dũng, Bắc Giang) tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Quách Thành Lực (Cty Luật Hà Nội Tinh hoa) cho rằng, việc người thân của ông Triển liên tục có đơn thư gửi các cơ quan, ban ngành, yêu cầu Công an huyện Yên Dũng có câu trả lời về việc ông Triển mất tích 11 năm sau khi làm việc với công an là yêu cầu chính đáng từ tình cảm gia đình và phù hợp với quy định pháp luật. Gia đình muốn từ cơ quan chức năng có câu trả lời hiện nay ông Triển ở đâu, còn sống hay đã chết, trách nhiệm của Công an huyện Yên Dũng đến đâu?

“Theo tôi, cơ quan CSĐT Công an huyện cần tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân đồng thời với việc có văn bản trả lời trực tiếp. Việc này chứng tỏ được tính sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành động của mình trước công dân. Ngoài ra nó còn giúp dư luận xã hội có câu trả lời sáng tỏ, hạn chế những đồn đoán, đánh giá không hay của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan điều tra địa phương trong sự việc ông Triển mất tích” - luật sư Lực nói.

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).