'Cấp nhầm' sổ đỏ, cán bộ vô can?

'Cấp nhầm' sổ đỏ, cán bộ vô can?
TP - Sáng 27/8, TAND huyện Hoài Đức, Hà Nội xét xử vụ bà Nguyễn Thị Oanh (80 tuổi, ở xã Cát Quế, Hoài Đức) khởi kiện UBND xã Cát Quế có hành vi trái pháp luật khi cưỡng chế thu hồi đất, hủy hoại tài sản của gia đình bà.

> Cưỡng chế nhầm địa chỉ?
> Cán bộ hứa, không thực hiện

Theo nội dung khởi kiện của bà Oanh và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, gia đình bà Oanh có khu đất ao sử dụng ổn định từ năm 1956, đến năm 1992 được UBND huyện Hoài Đức cấp “sổ đỏ”. Tuy nhiên, ngày 17/11/2010, UBND xã Cát Quế ban hành văn bản số 118, cho rằng khu đất trên là đất lấn chiếm. Đến ngày 31/3/2011, chính quyền xã Cát Quế đã cưỡng chế, phá hủy nhiều tài sản, cây trồng trên mảnh đất trên.

Tại tòa, bà Oanh trình bày: “Đất chúng tôi đang sử dụng ổn định, đã có sổ đỏ, xã lại nói cấp cho người khác và cho rằng chúng tôi đã lấn chiếm đất. Vậy tại sao không có văn bản thu hồi sổ đỏ của gia đình tôi hay quyết định xử phạt nào từ phía cơ quan công quyền?”.

Trước khi khởi kiện, bà Oanh đã khiếu nại lên các cấp chính quyền, và nhận được câu trả lời từ phía Phòng TN&MT huyện Hoài Đức, lỗi do đã “cấp nhầm đất ao thành đất vườn”. Nội dung “cấp nhầm đất” cũng được kiểm sát viên nhắc đến tại toà, và cho rằng chính quyền đã sai khi cấp nhầm sổ đỏ cho bà Oanh. “Tôi không hiểu. Họ cấp nhầm đất, họ cũng đã nhận sai, nhưng sao không thấy ai nói gì, bị xử lý gì” – bà Oanh lập cập phát biểu trước tòa.

Về phía người bị kiện, đại diện UBND xã Cát Quế khẳng định, chính quyền xã đã làm đúng khi ban hành quyết định 118, bởi thửa đất gia đình bà Oanh sử dụng đã được giao lại cho đội văn nghệ xã thuê thầu từ những năm 1990. Cuối phiên xử, HĐXX bác đơn kiện của bà Oanh, đồng thời kiến nghị UBND huyện Hoài Đức hủy “sổ đỏ” đã cấp cho gia đình bà Oanh bởi những sai sót trong việc cấp sổ đỏ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.