Chết oan vì trêu nhầm người

Chết oan vì trêu nhầm người
Một câu nói vô thưởng vô phạt của bị hại đã khiến bị cáo cảm thấy mình bị chà đạp, bị "cướp" hết danh dự.

> Bắt nghi phạm đâm chết một phụ nữ và thai phụ

Nhát dao vung ra, hai trụ cột gia đình một mất mạng, một vào tù, hai gia đình lâm vào hoàn cảnh điêu đứng. Cái giá quá đắt ấy cho thấy văn hóa ứng xử trong đời thường có tầm quan trọng như thế nào đối với mỗi con người.

Gặp họa vì trêu nhầm người

Theo cáo trạng, khoảng 8h ngày 19-4-2011, Nguyễn Văn Tân (43 tuổi, ở xóm Minh Tân, phường Minh Nông, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) được bạn cùng xóm là Nguyễn Minh Hà (30 tuổi) gọi điện rủ đi ăn sáng. Hai người thống nhất sẽ gặp nhau ở quán ăn Út Thảo cách nhà Hà chừng 500m.

Khoảng 20 phút sau, Tân dùng xe máy chở vợ là chị Chu Thị Hoa (38 tuổi) ra quán Út Thảo. Đến nơi, Tân thấy Hà và Nguyễn Hà Giang (em trai của Hà) đã ngồi đợi sẵn. Chị Hoa ngồi ăn trước, còn ba người đàn ông gọi rượu ra uống.

Hơn 9h cùng ngày, khi các “đấng mày râu” đã nốc hết hơn hai chai rượu, chị Hoa đứng dậy trả tiền cho chủ quán để ra về. Hà vội đứng dậy tranh giành trả tiền với chị Hoa. Hai người họ cứ đưa đi đẩy lại mãi mà không ai chịu ai.

Lúc này, ngồi trong quán cũng có một nhóm thanh niên khác là công nhân của Công ty TNHH Phú Đạt gồm: Nguyễn Văn Bình, Ngô Duy Sơn và Nguyễn Thành Trung. Thấy chị Hoa và anh Hà cứ tranh nhau trả tiền, Trung bỗng dưng “ngứa miệng” trêu trọc: “Trả được thì trả hết đi”.

Nghe Trung nói vậy, Tân nghĩ anh này có ý trêu ghẹo vợ mình nên quay sang hỏi Hà xem có quen biết đám thanh niên này không. Hà đáp lại là không biết. Bực tức vì đám người lạ này dám gây sự, tham gia vào việc người khác, Tân lập tức đứng dậy, đi sang bàn của Trung để “hỏi chuyện”.

Thấy sự việc có vẻ căng thẳng, phức tạp, chị Hoa và anh Bình vội vàng đứng dậy can ngăn .

Dù sự việc không có gì nghiêm trọng và đã được mọi người can ngăn nhưng Tân vẫn tỏ ra hậm hực vì chưa đánh được anh Trung. Trong lúc hai bên đang phân bua giảng hòa, Tân lẳng lặng đi vòng ra sau lưng anh Trung, vơ lấy con dao nhọn dài khoảng 20cm (dùng để chặt trứng vịt lộn) ở trên bàn rồi đâm một nhát vào anh Trung.

Anh Trung được đưa đi cấp cứu, nhưng nhát dao đó đã cắt đứt nhiều mạch máu trên cổ anh khiến anh tử vong.

Nguyễn Văn Tân đã bỏ trốn khỏi địa phương. Ngày 21-4-2011, hung thủ ra đầu thú tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ.

Bị hại vị tha, bị cáo thoát án tử

Hành vi dùng dao tước đoạt tính mạng của anh Trung chỉ vì một câu nói thể hiện rõ tính chất côn đồ và coi thường pháp luật của Nguyễn Văn Tân, do đó hắn bị VKSND tỉnh Phú Thọ truy tố về tội “Giết người” theo điểm n, Khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt theo quy định từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình!

Ngày 16-9 vừa qua, TAND tỉnh Phú Thọ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Nguyễn Văn Tân với tội danh nêu trên.

Tại phiên tòa, bị cáo đã thành khẩn khai báo, tỏ ra ăn năn hối cải. Hồ sơ vụ án cũng thể hiện: Sau khi gây án, Tân bỏ trốn khỏi địa phương nhưng bị cáo vẫn gọi điện về xin lỗi gia đình bị hại và sau đó ra đầu thú. Trong những ngày bị tạm giam, Nguyễn Văn Tân đã tác động cho gia đình mình khắc phục hậu quả cho gia đình bị hại với tổng số tiền 125 triệu đồng. Nhận thấy việc làm của mình là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đã tước đi tính mạng của anh Trung và không có gì bù đắp được nên tại phiên tòa, Tân đã quay lại xin lỗi bố đẻ, vợ và hai con của anh Trung và được gia đình nạn nhân đồng ý.

Sau khi phân tích hành vi, tính chất mức độ phạm tội cùng với lời khai tại tòa của bị cáo, xét đơn đề nghị xin giảm nhẹ tội cho bị cáo của gia đình bị hại, trong phần luật tội, vị đại diện VKS đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 47 của Bộ luật Hình sự (Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật) để xử phạt bị cáo với mức án dưới khung vì bị cáo có một số tình tiết giảm nhẹ. Cụ thể, công tố viên đề nghị HĐXX chỉ xử phạt bị cáo từ 7 đến 8 năm tù.

HĐXX nhận định: Mặc dù bị cáo được hường nhiều tình tiết giảm nhẹ, lại được gia đình bị hại mở rộng lòng vị tha có đơn xin giảm nhẹ tội cho bị cáo, tuy nhiên hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây mất trật tự trị an tại địa phương, gây phẫn nộ trong quần chúng nhân dân. Chỉ vì một nguyên do rất nhỏ mà bị cáo ra tay tước đi tính mạng người khác, khiến vợ mất chồng, hai đứa con nhỏ mất cha, gia đình mất đi một người thân... Hành vi đó cho thấy bị cáo thể hiện sự coi thường pháp luật, xét cần phải xử phạt bị cáo một mức án nghiêm khắc thì mới đủ để răn đe giáo dục cải tạo, làm gương cho những kẻ khác.

Từ những lý lẽ trên, HĐXX xử phạt Nguyễn Văn Tân mức án 9 năm tù và buộc bị cáo phải bồi thường 183 triệu đồng cho gia đình bị hại.

Theo PLVN

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.