Cho phép bắn người: Nhiều rủi ro, chưa cần thiết

Cho phép bắn người: Nhiều rủi ro, chưa cần thiết
TP - “Hiện nay có nhiều ý kiến về vấn đề này, có ý kiến ủng hộ nhưng cũng có ý kiến không ủng hộ. Tôi cho rằng, việc cho phép nổ súng trực tiếp vào người vi phạm lúc này chưa cần thiết và tiềm ẩn nhiều rủi ro”.

> 'Mỗi viên đạn còn gắn với lương tâm'
> Chống đối và lạm quyền
> Cần quy định thêm trường hợp công an nổ súng bắn người?

Đó là quan điểm của TS. Dương Thanh Biểu (nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao) khi trao đổi với Tiền Phong xung quanh Dự thảo Nghị định “Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ”, do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.

Căn cứ nào ông cho rằng việc cho phép nổ súng trực tiếp vào người vi phạm lúc này là chưa cần thiết?

Tôi cho rằng, việc xác định hành vi chống người thi hành công vụ “gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc của người khác hoặc có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” là rất phức tạp. Để xác định được vấn đề trên đòi hỏi người được nổ súng phải có năng lực hiểu biết pháp luật và có năng lực thực tiễn.

Tôi ví dụ, lúc đầu anh nhận thức cho rằng, hành vi chống người thi hành công vụ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nên nổ súng làm người đó bị thương hoặc chết, nhưng sau đó xem xét lại thì hành vi của người chống người thi hành công vụ không phải là nghiêm trọng.

Như vậy, trong trường hợp này, người nổ súng đã vượt quá phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự. Nếu nổ súng gây chết người có thể bị xử lý theo Điều 96 BLHS, nếu bị thương có thể bị xử lý theo điều 106 BLHS.

Cho phép bắn người: Nhiều rủi ro, chưa cần thiết ảnh 1

Thực tế cũng có trường hợp cảnh sát nổ súng khống chế đối tượng chống người thi hành công vụ, song đạn lại lạc vào người dân. Những vụ việc kiểu này sẽ được giải quyết như thế nào, thưa ông?

Trong trường hợp có nhiều người tại hiện trường mà đạn lại lạc vào họ thì vấn đề phức tạp hơn. Có thể do trình độ sử dụng vũ khí của cảnh sát, của những người thi hành công vụ chưa cao, nhưng rõ ràng xử lý hậu quả trong trường hợp này rất phức tạp. Việc giải quyết hậu quả như thế nào còn phải căn cứ tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Tôi cũng xin nói thêm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2012. Vừa qua, Chính phủ đã có Nghị định số 25/2012/NĐ-CP và Bộ Công an có Thông tư số 30/2012/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh trên.

Do vậy, trước mắt các lực lượng thi hành công vụ cần thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật trên. Trong trường hợp cần ban hành những quy định mới thì các cơ quan chức năng cần phải có tổng kết thực tiễn áp dụng các văn bản pháp luật trên đây.

Như vậy, ông không đồng tình với việc cho phép nổ súng vào người vi phạm, chống người thi hành công vụ như dự thảo Nghị định của Bộ Công an đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân?

Nói tóm lại, nếu cho phép nổ súng trực tiếp vào người chống cán bộ thi hành công vụ không chỉ xâm phạm đến quyền công dân mà còn sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho người sử dụng vũ khí. Do vậy, tôi cho rằng cơ quan đề xuất văn bản này cần nghiên cứu kỹ lưỡng thận trọng, có tham khảo các cơ quan liên quan và nhất là các kênh thông tin đại chúng...

Xin cảm ơn ông.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.