Chống buôn lậu phải có bàn tay sạch

Theo lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, tình hình buôn lậu thuốc lá vẫn rất phức tạp, gây thiệt hại khoảng 10 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Theo lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, tình hình buôn lậu thuốc lá vẫn rất phức tạp, gây thiệt hại khoảng 10 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
TP - “Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xác định chống buôn lậu phải có bàn tay sạch. Đơn vị nào để xảy ra điểm nóng về buôn lậu trên địa bàn, trên lĩnh vực phụ trách thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”, ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng) nói.

Diễn biến phức tạp

Chiều 14/11, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm “Chống buôn lậu - giải pháp trong những tháng cuối năm”. Theo PGS.TS Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, năm 2016, tình hình buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp trên cả ba “mặt trận” đường bộ, đường biển, đường hàng không với các mặt hàng như ma túy, thuốc lá, đường, các loại sản phẩm của động vật quý hiếm, buôn lậu vũ khí và văn hóa phẩm đồi trụy. “10 tháng đầu năm 2016 phát hiện 172 nghìn vụ việc, tăng 2% so với cùng kỳ 2015 và truy thu khoảng 13 nghìn tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước”, ông Thế nói.

“Với các vụ buôn lậu để chứng minh một đối tượng cầm đầu rất khó khăn nhưng có những vụ chứng minh được thì đối tượng đã bỏ trốn”.

Trung tướng Đồng Đại Lộc- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát

Trao đổi thêm, PGS.TS, Trung tướng Đồng Đại Lộc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho rằng, tình hình buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp, trong đó có vấn đề buôn lậu thuốc lá. Theo ông Lộc,  hàng năm có khoảng một nghìn tỷ bao thuốc lá nhập lậu, gây thiệt hại khoảng 10 nghìn tỷ đồng. “Một năm trung bình bắt khoảng 9 triệu bao thuốc lá, khoảng 4 nghìn vụ. Đấu tranh rất quyết liệt, có hiệu quả nhưng thực tế vẫn rất phức tạp”, ông Lộc nói.

   

Theo ông Lộc, đối tượng buôn lậu thường hình thành các đường dây từ nước ngoài vào trong nội địa Việt Nam, trong đó cũng có khả năng có việc móc nối với các lực lượng có nhiệm vụ kiểm soát biên giới. “Các đối tượng tập kết hàng ở vùng ngoại biên, bên kia biên giới Việt Nam, sau đó lợi dụng sông ngòi, những đường mòn lối mở vào ban đêm vận chuyển nhỏ lẻ sang Việt Nam giao cho các chủ hàng lớn, vận chuyển về các thành phố trung tâm”, ông Lộc cho hay. Ông Lộc cũng cho rằng các đối tượng thường chuẩn bị vũ khí, khi các lực lượng chức năng bắt giữ hàng hóa thì đánh trả,  cướp lại hàng hóa và đã có trường hợp một cán bộ quản lý thị trường hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

Phải có bàn tay sạch

Trao đổi tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng) cho rằng chống buôn lậu, phải có bàn tay sạch. “Chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cũng như Thủ trưởng Bộ đội Biên phòng là gắn trách nhiệm của người đứng đầu ở các đơn vị, các ngành với tình hình buôn lậu. Đơn vị nào để xảy ra điểm nóng về buôn lậu trên địa bàn, trên lĩnh vực mình phụ trách thì sẽ chịu trách nhiệm trước Bộ Tư lệnh và trước pháp luật. Đây là những biện pháp rất quyết liệt”, ông Bắc nói.

Liên quan đến việc phối hợp trong công tác chống buôn lậu, ông Đàm Thanh Thế cho rằng với các vụ việc phức tạp thì đều có sự phối hợp giữa các ngành, tuy nhiên cũng có những tồn tại nhất định. “Khi đấu tranh chống buôn lậu thì phải tạo ra một sức mạnh trấn áp được đối tượng và đạt hiệu quả cao nhất, an toàn cho cán bộ thực thi công vụ. Nếu thấy lực lượng quản lý thị trường, hải quan chưa đủ mạnh thì phối hợp với biên phòng, công an để trấn áp”, ông Thế nói.

Trung tướng Đồng Đại Lộc, cho biết, bắt giữ buôn lậu đã khó, nhưng xử lý càng khó, nhất là xử lý hình sự. “Năm nay cả nước bắt giữ khoảng 1 vạn vụ về buôn lậu nhưng khởi tố có 542 vụ liên quan đến 701 đối tượng. Buôn lậu đều hoạt động có đường dây, tổ chức khép kín, thủ đoạn rất tinh vi, ít bộc lộ sơ hở, thiếu sót, nhất là ông chủ không xuất hiện. Luật pháp cũng còn nhiều bất cập. 

Việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới rất khó chứng minh. Hơn nữa, tất cả hàng hóa bắt được phải quy ra bằng tiền, các vật chứng bắt được phải giám định gây ra khó khăn trong điều tra”, ông Lộc nói. Cũng theo ông Lộc, quy định pháp luật về hàng cấm còn khác nhau. 

Ví dụ có mặt hàng trong luật thương mại cho là hàng cấm nhưng luật đầu tư ra đời lại cho là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. “Vì vậy có những vụ án khởi tố rồi nhưng phải đình chỉ. Với các vụ buôn lậu để chứng minh một đối tượng cầm đầu rất khó khăn nhưng có những vụ chứng minh được thì đối tượng đã bỏ trốn”, ông Lộc nói.


MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.