Xét xử vụ tiêu cực “Bán căn hộ chung cư Phạm Viết Chánh”:

Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh phải chịu trách nhiệm ?

Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh phải chịu trách nhiệm ?
TP - Vụ án được xem là tiêu biểu cho vấn đề giải quyết tái định cư của TPHCM đã được TAND TPHCM xét xử hôm qua (17/7). 2 cựu cán bộ của Cty Quản lý nhà quận Bình Thạnh (QLNBT):

Ngô Ngọc Bình - nguyên Giám đốc, bị truy tố về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” và Trần Văn Khương - nguyên Tổ trưởng Tổ dịch vụ thuộc Phòng Dịch vụ, kinh doanh và quản lý chung cư bị truy tố tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Cơ quan tiến hành tố tụng xác định, năm 2003, UBND TPHCM giao cho Cty QLNBT 300 căn hộ thuộc lô D chung cư Phạm Viết Chánh (phường 19, Bình Thạnh) để bố trí tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa nhà ở 2 dự án đại lộ Đông Tây và kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

Theo quy định, người mua nhà không được cho thuê hoặc sang nhượng cho người khác, nhưng từ tháng 6/2003 đến tháng 12/2003, Ngô Ngọc Bình đã tổ chức làm dịch vụ cho nhiều người được tiêu chuẩn tái định cư sang nhà lại cho người khác để thu phí dịch vụ 5 triệu đồng/căn.

Thực hiện nhiệm vụ do  Ngô Ngọc Bình giao, Trần Văn Khương đã nâng giá dịch vụ từ 5 triệu lên 15 triệu đồng/căn nhằm chiếm đoạt tiền của 11 hộ dân tổng cộng 135 triệu đồng, đồng thời Cty QLNBT cũng hưởng số tiền chênh lệch 95 triệu đồng.  

Tại phiên tòa, Trần Văn Khương đã thừa nhận hành vi phạm tội. Nhưng Luật sư Nguyễn Văn Tuấn bào chữa cho Ngô Ngọc Bình lại cho rằng Bình không vượt quá quyền hạn mà Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh phải là người chịu trách nhiệm.

Theo Thông báo số 265/VP ngày 16/7/2002 của UBND quận Bình Thạnh đã thể hiện sự chỉ đạo rõ về việc Cty QLNBT ký hợp đồng mua bán nhà trả góp tạm các căn hộ tái định cư tại lô D chung cư Phạm Viết Chánh: “Các căn hộ chuyển đổi nhiều lần đề nghị thành phố cho phép hợp thức hóa các hộ đang sử dụng.

Trong khi chờ đợi cho phép, Cty QLNBT ký hợp đồng tạm với các hộ này để kịp thời quản lý tốt việc sử dụng nhà và thu hồi công nợ các hộ chung cư này”.

Một vấn đề khác gây sự quan tâm của dư luận tại phiên tòa này chính là phần liên quan đến kết luận điều tra bổ sung của cơ quan điều tra theo yêu cầu của TAND TPHCM với yêu cầu xác định rõ hậu quả vật chất của vụ án, cũng như vai trò của cán bộ giải tỏa ở phường Cô Giang (quận 1 ) và các “cò” thu gom nhà liên quan đến vụ án.

Trong cáo trạng, theo yêu cầu của Tòa, cơ quan điều tra đã xác định rõ hậu quả vật chất của vụ án nhưng còn  bóng dáng “cò” tiếp tay sai phạm cho hai bị cáo Trần Văn Khương và Ngô Ngọc Bình hoàn toàn không thấy đề cập.

Chiều nay 18/7, Hội đồng xét xử sẽ tuyên án.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.