Chụp ảnh cung cấp cho bên thứ ba là phạm luật

Chụp ảnh cung cấp cho bên thứ ba là phạm luật
TP - “Việc quay phim, chụp ảnh một người nào đó khi chưa được sự đồng ý của họ để cung cấp cho bên thứ ba là vi phạm quyền về hình ảnh cá nhân ”- TS Lê Đình Nghị, giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội, khẳng định trước tình trạng nở rộ dịch vụ thám tử tư hiện nay.

Dịch vụ thám tử tư:

Chụp ảnh cung cấp cho bên thứ ba là phạm luật

Thám tử tư - đam mê và cám dỗ (Phần cuối)
> Thám tử tư - đam mê và cám dỗ

Thưa ông, hiện nay pháp luật chưa định nghĩa khái niệm bí mật đời tư, vậy hiểu nội hàm của nó ra sao để thực hiện quy định về bí mật đời tư?

Đúng là pháp luật chưa có định nghĩa rõ ràng về bí mật đời tư, nhưng không có nghĩa vì thế mà quyền về bí mật đời tư không được đề cao và bảo vệ, nhất là trong một xã hội phát triển. Thực tế bí mật đời tư được hiểu là những thông tin tư liệu liên quan cá nhân mà bản thân các cá nhân đó không muốn công khai thông tin cho người khác biết.

Tại Điều 38, Bộ luật Dân sự hiện hành quy định “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý... trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”...

Nếu hiểu khái niệm bí mật đời tư như ông nói thì hoạt động dịch vụ thám tử tư ở Việt Nam đang phạm luật, nhất là khi các thám tử theo dõi một cá nhân cụ thể để cung cấp thông tin cho bên thứ ba?

Thực tế pháp luật chưa có quy chế pháp lý cho hoạt động dịch vụ thám tử tư mà mới chỉ có quy định về kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Thông thường, các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ, có những hoạt động liên quan thám tử tư.

Ở đây chúng ta cần phân biệt rõ khái niệm quyền riêng tư và quyền bí mật đời tư. Chẳng hạn việc anh đến gặp một cá nhân nào đó nhưng có người theo dõi anh, gọi thông báo cho bên thứ ba biết việc này, tức là người theo dõi ấy đã xâm phạm quyền riêng tư của anh.

Nhưng chúng ta chưa có quy định bảo vệ quyền riêng tư mà mới dừng ở bí mật đời tư như tôi đã nói ở trên. Vì thế nếu hoạt động thám tử tư mới chỉ là theo dõi, rồi cung cấp thông tin dưới hình thức dịch vụ cho bên thứ ba thì họ không vi phạm.

TS. Lê Đinh Nghị
TS Lê Đinh Nghị.

Nhưng thưa ông, các thám tử tư thường không chỉ theo dõi mà còn chụp ảnh, quay phim để làm bằng chứng mới lấy được tiền dịch vụ của bên thứ ba?

Ranh giới đúng sai trong hoạt động thám tử tư rất mong manh. Nếu họ bí mật quay phim, chụp ảnh người nào đó để cung cấp tư liệu này cho người khác thì hoạt động trên thực chất đã vi phạm quyền về hình ảnh của cá nhân, theo điều 31, Bộ luật Dân sự.

Thậm chí, họ không cần chuyển cả phim, ảnh đó cho bên mua dịch vụ cũng đã bị coi là phạm luật. Người bị xâm hại hoàn toàn có quyền khởi kiện ra toà án về việc xâm phạm này.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG