Chuyện các 'nàng' pê đê đi hát đám ma, sinh nhật

Chuyện các 'nàng' pê đê đi hát đám ma, sinh nhật
"Đến với đám ma chủ yếu là hát cho thỏa mãn niềm đam mê còn ngoài ra chủ yếu là tìm khách. Mỗi đêm như vậy được tính giá nửa “chai” (500 ngàn đồng)" - Mai Dung (người mất vài ngàn đô đổi giới tính) tâm sự.
Chuyện các 'nàng' pê đê đi hát đám ma, sinh nhật ảnh 1
Một nàng ít vải tại một đám ma

Chỉ mới chuyển về chỗ ở mới được hơn 6 tháng nhưng chúng tôi lần lượt được chứng kiến hơn 10 đám đưa người người quá cố về nơi suối vàng.

Điều đặc biệt là cứ mỗi lần có đám, người thân của người quá cố đều mướn một nhóm pê đê về hát cho "vui nhà vui cửa" và đỡ hiu quạnh.

Không ai bảo ai, cứ có đám là mọi người quanh xóm lại tặc lưỡi "tối nay lại được xem pê đê biểu diễn". Cứ thế, nơi những xóm lao động nghèo lại có thêm một trào lưu mới và trong đó ẩn chứa quá nhiều tệ nạn.

Đám ma, sinh nhật, chúc thọ… phải có pê đê

Xe xếp ken chặt con hẻm nhỏ trên đường Đoàn Văn Bơ, quận 4, TP HCM, những người đi viếng người quá cố đã về hết chỉ còn lại một số bàn nhậu và mấy đám thanh niên choai choai.

Khác với không khí tang thương, mất mát khi người thân ra đi, nơi đây sôi động hẳn với một đám pê đê "chuyên nghiệp" biểu diễn.

Sân khấu biểu diễn chỉ là mái hiên của một nhà hàng xóm đối diện với diện tích chưa đầy 3m2 nhưng có đến 3-4 "ca sĩ" chen chúc múa hát quay cuồng. Với những câu mào đầu giới thiệu gây sốc, các "ca sĩ" quay cuồng bên điệu nhạc bốc lửa.

Len chân vào trong đám hỗn độn ngột ngạt đó, chúng tôi chứng kiến được tận mắt "cô ca sĩ" bốc lửa với bộ cánh ngắn cũn cỡn, số vải dính trên người "cô" chỉ bằng 1/10 bộ quần áo bình thường.

Những tiếng la ó từ đám thanh niên choai choai khi những thân hình kia uốn éo. Những tờ tiền polymer được rút ra nhét thẳng vào những bộ ngực đẫy đà, kèm theo những tiếng cười sảng khoái.

Không còn những bản nhạc theo kiểu hát lô tô thường thấy ở các hội chợ mà thay vào đó là những bản nhạc bốc lửa, đan xen với những cảnh uốn éo, kích dục của các "nàng" ở đây.

Bài hát "đinh" của đêm nhạc mà tất cả các nhóm lúc nào cũng bắt đầu bằng bài "Ba nén hương trầm" như một lời chia ly, đau buồn khi mất đi người ruột thịt.

Hình thành như một kỹ nghệ, để kết thúc đêm "chia buồn", một trích đoạn cải lương với đầy đủ "áo xống, mũ mã" được trình diễn. Cứ như thế đám ma nào ở đây cũng có một trình tự biểu diễn như vậy. Người đi chia buồn lấy đây là động lực để nán lại với đám tang của gia chủ.

Chị H. kể, đầu năm 2007, chị được mời đến dự một buổi mừng thọ của cha của một người chuyên bỏ mối hàng cho chị trong một nhà hàng ở quận 1. Ông cụ gần 80 tuổi ngồi xếp bằng ở giữa sân khấu móm mém nhận những lời chúc tốt đẹp của con cháu.

Nghi thức dành cho cụ chỉ diễn ra chóng vánh còn tất cả thời gian còn lại thì nhường chỗ cho ban nhạc pê đê quy tụ hơn 20 "diễn viên, người mẫu". Những bài hát cất lên từ những "cô" ca sĩ này làm cho quý khách có mặt tại bữa tiệc được rửa tai thoải mái.

Sau những bài hát rất… hot là phần biểu diễn áo tắm, thời trang và thoát y. Mọi người vừa được chiêm ngưỡng người đẹp vừa được "sờ vào hiện vật" khi đã bo đầy đủ cho các em. Chị H. cười ngán ngẩm: "Không biết ông cụ có vui với lời chúc thọ của con cháu không hay lại bị đau tim bất đắc dĩ".

Và tệ nạn phát sinh

Trong đêm 24/6, tại đám ma trên, một đám pê đê hơn 10 "ca sĩ" đi trên những chiếc Attila bóng lộn xếp thành hàng trên hẻm chờ đến lượt mình vào hát.

Chúng tôi tiếp cận với nhóm trên và được một em tên Mai Dung (đã đổi tên) đon đả "xáp lá cà": "Chút nữa tụi mình đi nhảy hip hop nha anh?".

Chưa hiểu "cô nàng" có ý định gì thì được nàng chìa ra cho một cái danh thiếp ghi đầy đủ số ĐTDĐ. Chúng tôi giả lả: "Làm thêm nghề này nữa hả em?". "Không làm lấy tiền đâu mà xài hả cha!".

Sau một hồi nói chuyện cởi mở, Mai Dung tâm sự. Để có một thân hình như thế này cô ta phải mất 1.700 USD cho vòng một và biến phần dưới cho giống như thật mất đứt 2.500 USD. Mỗi đêm đi hát đám ma cộng cả tiền bo luôn chỉ được trên 200 ngàn đồng.

"Bấy nhiêu đó tiền thì làm đến bao giờ mới thu hồi vốn. Đến với đám ma chủ yếu là hát cho thỏa mãn niềm đam mê còn ngoài ra chủ yếu là tìm khách. Có nhiều ông thấy mình "hay hay" nên khi có chút hơi rượu là rủ đi để tìm cảm giác lạ".

Mỗi đêm như vậy được tính giá nửa “chai” (500 ngàn đồng), nếu muốn đi dù thì OK, 120 ngàn một lần đi khách. Thấy chúng tôi hỏi hoài, Mai Dung sốt ruột nói: "Có đi không cha! Sinh viên hả? Giảm 20%".

"Nếu đám ma mà không có pê đê hát hò thì đám đó được coi là lạ thường trong những xóm lao động này"- chú Sáu (người có tuổi trong xóm) cho biết. Dù nghèo khó cỡ nào, khi người thân mất đi họ cũng cố kéo được một nhóm pê đê về nhà mình.

Xét về mặt đạo đức, loại hình này đang làm mất đi nét văn hóa trong việc ma chay của người dân Việt Nam

Theo CAND

MỚI - NÓNG