<A href="http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=4083&amp;ChannelID=12" resizable="yes" toolbar="yes" titlebar="yes" scrollbars="yes" menubar="yes" statusbar="yes" location="yes">Một luật sư bị tố cáo có tiêu cực ở Cà Mau:</A>

Có hay không một đường dây “chạy” án?

Có hay không một đường dây “chạy” án?
Họ đã ký giao  kèo cùng chia phần đất của người thương binh bậc 4/4 Nguyễn Văn Tài. Chẳng những vậy, họ còn lập cả hợp  đồng san lấp mặt bằng để thanh toán dứt điểm “chiến lợi phẩm” này.

Kỳ 2:  Ông Lưu Văn Ba và LS Huỳnh Cao Lực nói gì?

Sau khi phán quyết của TAND tỉnh Cà Mau có hiệu lực  bằng bản án số 143/PTDS, do thẩm phán Phạm Hồng Giảng, ký ngày 15/11/2002,  “bộ ba” Lưu Văn Ba, Trương Minh Đên và LS Huỳnh Cao Lực xúc tiến một hợp đồng san lấp mặt bằng cái ao (diện tích đất tranh chấp) mà “chủ thầu” là anh Nguyễn Hoàng út. Từ mối quan hệ này, anh út đã phát hiện ra một sự thật ê chề khác.

Đó là cuộn băng mà anh út đã ghi lại được toàn bộ tâm sự của ông Lưu Văn Ba.  Ông Ba cho biết, ngoài việc cho LS Lực số đất nói trên, ông còn phải mượn của Trương Minh Đên 13 triệu đồng đưa cho LS Lực đưa cho “người ta”, vì “người ta đòi đến 10 cây!”.

Ông Ba còn “bật mí”, sau khi nghe phía Toà đòi 10 cây , bên người thân của ông Ba hứa cho mượn 20 triệu đồng. Thế nhưng khi nghe tin này, LS Lực đã gọi ông Ba đến Văn phòng và nói: Chuyện này chỉ hai người làm thôi. Ông Ba cũng đã hỏi ý kiến ông Đên. Ông Đên bảo rằng tốn cỡ nào cũng làm!...

Theo ông Ba thì vụ này đã được LS Lực “chạy”, còn chạy cho ai thì ông không biết vì đó là việc làm trực tiếp của LS Lực. Quả thật, “chiến thắng” trong vụ kiện đã nghiêng về ông Ba trong phiên tòa phúc thẩm. Ông Ba liền thực hiện lời hứa thưởng cho ông Lực, ông Đên như đã giao kèo.

Thế nhưng khi ông Huỳnh Cao Lực  chưa nhận đất thì bị hơn 30 người dân địa phương cùng ông Tài đứng đơn tập thể tố cáo LS Lực đã thực hiện chuyện mờ ám trong vụ kiện tụng này. Tiền Phong số 153, ngày 2/8/2004, với bài “Có hay không một vụ chạy án?” cũng đã nêu sơ lược vấn đề này. Sau đó, cơ quan điều tra công an tỉnh Cà Mau cũng đã liên lạc với PV Tiền Phong để lấy tài liệu.

LS Huỳnh Cao Lực cũng đã bị Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau mời  làm việc, nhưng ông ta ngang nhiên từ chối. Còn cán bộ Trương Minh Đên, nguyên chấp hành viên thi hành án TP Cà Mau đã được rút về Phòng thi hành án tỉnh và được ông Nguyễn Dũng, Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định đề bạt bổ nhiệm chấp hành viên ngay sau khi vụ việc được tố giác. Và, vụ việc đến đây được xem là kết thúc. Kết thúc trong lúc lòng dân đang sôi sục và dư luận lại tiếp tục râm ran rằng ở đâu đó LS của đoàn LS Cà Mau lại lấy dịch vụ phí của dân nghèo bằng đất, nhận tiền để “chạy”.

Có hay không một đường dây “chạy” án? ảnh 1
LS Huỳnh Cao Lực

Trao đổi với PV Tiền Phong, LS Huỳnh Cao Lực thừa nhận: “Ngày tòa đưa vụ việc của ông Lê Chánh ra xét xử, tôi có biết nhưng lúc đó tôi còn phải ngồi vụ khác”.

Ông có thông báo cho thân chủ, Trung tâm trợ giúp pháp lý biết không?

Không!

Luật sư có cảm thấy áy náy, hay trách nhiệm gì trong vụ việc này. Khi thân chủ của ông bị gánh một hậu quả pháp lý nghiêm trọng là Toà đình chỉ xét xử?

Về nguyên tắc phải làm đầy đủ, phải thể hiện trách nhiệm của mình. Anh em thông cảm. Trước giờ anh em khác cũng từng làm như vậy.

Còn thư tố cáo của ông Nguyễn Văn Tài và 30 hộ dân ở xã Lương Thế Trân về hành vi luật sư “chạy án”?

Việc nhận lời bảo vệ quyền lợi cho ông Lưu Văn  Ba (bị đơn trong vụ ông Tài đòi đất-PV) tôi rất  vô tư,  không có gì khuất tất. Tôi thề từ lúc bắt đầu nhận việc cho đến tận bây giờ không nhận của ông Ba một đồng nào.

Thế còn tờ giao kèo tặng đất của ông Ba cho luật sư và ông Trương Minh Đên, cán bộ Phòng Thi hành án tỉnh Cà Mau?

Tôi có ký, nhưng tờ giấy này không có giá trị pháp lý.

Ông đã ký tên vào văn bản thể hiện giao dịch dân sự sao lại không có giá trị pháp lý?

Vì tôi thương ông Ba, muốn ông Ba được hưởng trọn phần đất sau khi thắng kiện. Mấy thằng con ông này dữ dằn lắm, nếu tui không ký vào giấy thì tụi nó sẽ lấy chia nhau. Tội ông Ba hoàn cảnh khó khăn.

Ông nghĩ sao khi một luật sư, chấp hành viên thi hành án nhận lời “trợ giúp pháp lý” cho người nghèo mà lại lấy đến 2/3 trị giá tài sản tranh chấp (17 m đất, bị tặng hết 11m đất –PV)?

Cũng thấy kỳ kỳ…

Sau khi Tiền Phong lên tiếng, Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau đã mời LS Huỳnh Cao Lực đến để giải trình về những nội dung mà dân tố cáo và báo nêu. Chánh thanh tra Sở Tư pháp Lâm Minh Tỷ cho biết: Ông Lực không hề giải trình theo yêu cầu của Sở  mà không có một lời giải thích thoả đáng.

Nhưng dù luật sư Lực chưa giải trình đầy đủ chúng tôi đã có cơ sở xác định ông Lực có nhận lời và  nhận hồ sơ vụ kiện của ông Chánh từ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà  Mau. Dù chưa có căn cứ để khẳng định LS Lực có “vấn đề” trong vụ việc của ông Lê Chánh nhưng xét ở góc độ đạo đức nghề  nghiệp luật sư đã cho thấy có dấu hiệu vi phạm!

Còn ông Võ Khắc Điệp, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Cà Mau, phụ trách lĩnh vực quản lý LS cho biết: Đối với trường hợp LS Lực? “Sẽ làm quyết liệt, nếu sai phạm của ông Lực nhỏ thì sẽ kiểm điểm, nhận khuyết điểm và xin lỗi với các đương sự, còn nếu nặng thì sẽ xử lý theo pháp lệnh luật sư và các văn bản pháp luật có liên quan”.

Tuy nhiên về vụ ông Nguyễn Văn Tài tố cáo về hành vi “chạy án” của LS Lực, ông Điệp cho biết, lãnh đạo Sở chưa có băng ghi âm cũng như tài liệu liên quan nên chưa thể nói cụ thể về quan điểm. “Nhưng luật sư Lực và các luật sư khác cuả Đoàn luật sư Cà Mau nếu có dấu hiệu vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm minh, kể cả chuyển sang cơ quan có thẩm quyền để làm rõ” – ông Điệp thẳng thắn. 

  
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.