Con đường dẫn tới nhà lao của cựu Thượng tá 'Út trọc'

Bị cáo “Út trọc” Ðinh Ngọc Hệ tại tòa.
Bị cáo “Út trọc” Ðinh Ngọc Hệ tại tòa.
TP - Tòa án quân sự quân khu 7 vừa tuyên ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út “Trọc”, cựu thượng tá quân đội, cựu Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng) nhận 12 năm tù.  

Không “chạy” xử phạt

Chiều 31/7, Tòa án Quân sự Quân khu 7 tuyên án sơ thẩm vụ “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Cty Thái Sơn Bộ Quốc phòng. Trước đó, các bị cáo được nói lời sau cùng.

Mở đầu, bị cáo Đinh Ngọc Hệ - nguyên Phó TGĐ Tổng Cty Thái Sơn đề nghị tòa án căn cứ hoàn cảnh gia đình để giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo cho rằng: “Những việc xảy ra, bị cáo đều xin ở trên và được HĐQT đồng ý, không để xảy ra thất thoát. Còn việc xăng dầu bị cáo khẳng định không biết việc đó”.

Đại tá Phùng Danh Thắm - nguyên Chủ tịch kiêm TGĐ Tổng Cty Thái Sơn nói: “Tôi rất buồn vì quân nhân Đinh Ngọc Hệ vi phạm pháp luật, phải đem ra xét xử. Bị cáo đề nghị tòa và viện miễn tội cho bị cáo vì đây là trách nhiệm của tập thể, việc quân nhân Đinh Ngọc Hệ phạm tội không thuộc trách nhiệm quản lý của bị cáo”.

Các bị cáo còn lại gồm Trần Văn Lâm - nguyên TGĐ điều hành Cty phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P (Thái Sơn BQP); Trần Xuân Sơn - nguyên GĐ chi nhánh Bình Dương của Thái Sơn BQP; đại tá Bùi Văn Tiệp - nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367 xin tòa xem xét, giảm nhẹ mức án cho bản thân.

Không nhận tội

Theo Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Đinh ngọc Hệ đã không thừa nhận hành vi phạm tội, cho rằng lời khai của các bị cáo khác là vu khống, bản thân chỉ là người đại diện vốn và cũng không sử dụng bằng đại học giả từ năm 2005… Tương tự, bị cáo Phùng Danh Thắm cũng không nhận tội, cho rằng Cty Thái Sơn BQP là Cty con, phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Ngược lại, các bị cáo khác, người làm chứng và người liên quan có lời khai tại tòa phù hợp với quy kết trong cáo trạng.

HĐXX khẳng định từ năm 2010 - 2016, bị cáo Đinh Ngọc Hệ đã thế chấp, cho thuê, mượn nhiều xe quân sự, xe biển xanh trong đó có nhiều xe chỉ huy giá trị lớn để thu về hơn 6 tỷ đồng. Việc này vi phạm các quy định của Chính phủ và Bộ Quốc phòng đồng thời dẫn tới đơn thư tố cáo ảnh hưởng tới uy tín của Nhà nước và quân đội.

Năm 2014, khi cây xăng của Thái Sơn BQP bị niêm phong do chứa hơn 20.000 lít xăng kém chất lượng, bị cáo Hệ đã gặp ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương để mạo nhận số xăng này do quân đội gửi, xin không xử phạt. Bị cáo cũng chỉ đạo Trần Văn Lâm đi gặp Bùi Văn Tiệp nhờ ký hợp đồng gửi xăng khống. Việc này gây thất thoát cho ngân sách gần 1,5 tỷ đồng.

Từ đó, HĐXX thấy có đủ cơ sở nhận định các bị cáo Đinh Ngọc Hệ, Trần Văn Lâm, Trần Xuân Sơn, Bùi Văn Tiệp phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Riêng bị cáo Đinh Ngọc Hệ còn mua 1 bằng đại học giả của Đại học Kinh tế Quốc dân để phục vụ việc bổ nhiệm, thăng quân hàm, nâng lương… nên phạm thêm tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức”.

Bị cáo Phùng Danh Thắm có trách nhiệm trong việc quản lý Cty con và quân nhân thuộc quyền. Tuy nhiên, bị cáo không làm hết trách nhiệm được giao, để bị cáo Hệ mang xe biển quân sự, biển xanh sử dụng sai mục đích; không có biện pháp quản lý, giám sát quân nhân trong Cty con, tạo điều kiện cho Đinh Ngọc Hệ cấu kết làm giả hợp đồng gửi xăng.

Ðược tặng huân chương vì dùng bằng giả

Đây là lý do tòa án không chấp nhận tình tiết giảm nhẹ của bị cáo Đinh Ngọc Hệ về các thành tích cá nhân. Cụ thể, bị cáo đã nộp nhiều huân huy chương được tặng trong quá trình công tác. Tuy nhiên, bị cáo được khen thưởng trong quá trình sử dụng bằng đại học giả nên HĐXX quyết định không chấp nhận việc được nhận các huân huy chương này của bị cáo Hệ là tình tiết giảm nhẹ trong vụ án; chỉ ghi nhận ông Hệ đã tự nguyện nộp 500 triệu đồng khắc phục hậu quả.

Ông Đinh Ngọc Hệ cũng có các tình tiết tăng nặng như phạm tội nhiều lần, không thành khẩn.

Theo HĐXX, hành vi của các bị cáo xâm phạm đến quản lý Nhà nước, quy định về kinh doanh xăng dầu; ảnh hưởng tới uy tín của quân đội… nên cần xử phạt nghiêm minh. Trong đó, bị cáo Đinh Ngọc Hệ phải chịu trách nhiệm chính. Tòa án cũng kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương xử lý hành chính với các cán bộ liên ngành vì đã không xử phạt cây xăng của Thái Sơn BQP.

Từ các nhận định trên, HĐXX tuyên phạt Đinh Ngọc Hệ 10 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ…”, 2 năm tù về tội “Sử dụng tài liệu giả…”, tổng hợp hình phạt là 12 năm tù. Bị cáo Trần Văn Lâm bị tuyên 5 năm tù; Bùi Văn Tiệp bị tuyên 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Trần Xuân Sơn lĩnh 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội “Lợi dụng chức vụ…”. Riêng ông Phùng Danh Thắm nhận án 24 tháng cải tạo không giam giữ về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng không bị khấu trừ thu nhập. 

Từ các nhận định trên, HÐXX tuyên phạt Ðinh Ngọc Hệ 10 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ…”, 2 năm tù về tội “Sử dụng tài liệu giả…”, tổng hợp hình phạt là 12 năm tù. Bị cáo Trần Văn Lâm bị tuyên 5 năm tù; Bùi Văn Tiệp bị tuyên 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Trần Xuân Sơn lĩnh 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội “Lợi dụng chức vụ…”. Riêng ông Phùng Danh Thắm nhận án 24 tháng cải tạo không giam giữ về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng không bị khấu trừ thu nhập.

Theo HÐXX, một số tài liệu, máy tính, đĩa DVD và hộ chiếu, chứng minh sĩ quan mang tên Ðinh Ngọc Hệ… sẽ tiếp tục bị tạm giữ để phục vụ điều tra trong giai đoạn sau của vụ án.
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.