‘Đại án’ 9.000 tỷ đồng: 4 'thuộc cấp' của ông Danh kêu oan

Luật sư cho rằng không đủ cơ sở kết tội cựu Tổng giám đốc VNCB Phan Thành Mai. Ảnh: Tân Châu.
Luật sư cho rằng không đủ cơ sở kết tội cựu Tổng giám đốc VNCB Phan Thành Mai. Ảnh: Tân Châu.
TPO - Ngày 19/8, tiếp tục phiên tòa xét xử ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng – VNCB) và 35 bị cáo gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng.

Tòa dành nguyên ngày cho luật sư của các bị cáo nguyên là thuộc cấp của ông Danh bảo vệ quyền lợi công khai tại tòa.

Đáng lưu ý là 5 luật sư bảo vệ cho 4 bị cáo Doãn Quốc Long, Nguyễn Quốc Sơn, Huỳnh Nguyên Sang, Võ Ngọc Nguyễn Bình đều cho rằng 4 bị cáo đều oan. Theo các luật sư, 4 bị cáo Long, Sơn, Bình và Sang bị VKS truy tố về tội “Vi phạm về hoạt động cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo khoản 3 điều 179 BLHS năm 2009.

Việc VKS cho rằng các bị cáo là đồng phạm với ông Phạm Công Danh trong vụ án là không có căn cứ vì đồng phạm là hai người trở lên và phải là lỗi cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Tuy nhiên, từ những chứng cứ, lời khai của bị cáo, lời khai của Phạm Công Danh, lời khai của các bị cáo khác nguyên là cán bộ cấp trên của ngân hàng xây dựng trong phiên tòa đều khai rằng các bị cáo hoàn toàn không có lỗi cố ý đối với hành vi của mình, vì các bị cáo này không hề biết được thâm ý, chủ trương của các lãnh đạo ngân hàng về việc chuyển hoá dòng vốn của ngân hàng.

Việc bị cáo làm hồ sơ cho các Cty Đại Hoàng Phương, Cty Thành Trí, Cty Hương Việt, CTy Quang Đại vay là theo sự chỉ đạo của cấp trên là Hoàng Đình Quyết (nguyên phó giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn, giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang).

Về hành vi thẩm định hồ sơ để cho vay vốn thì Long, Sơn, Bình Sang đã làm theo chỉ đạo và chủ trương cho vay của ngân hàng trong quá trình tái cơ cấu, có sự giám sát chặt chẽ của NHNN. Các bị cáo đã tiến hành các thủ tục lập tờ trình thẩm định, dự báo rủi ro.

Tuy nhiên việc xét phê duyệt theo tờ trình của các bị cáo hay không là phụ thuộc vào những lãnh đạo chứ không từ các công việc của các bị cáo.

Trong các tờ trình cho vay, các bị cáo đều có ghi ý kiến của mình về việc vay vốn kèm các cảnh báo rủi ro của các công ty thì đây cũng chỉ là những ý kiến để cấp trên tham khảo, theo quy trình lập hồ sơ tín dụng của ngân hàng chứ không phải là ý kiến quyết định tới việc phê duyệt cho vay.

Cáo trạng  cho rằng, việc không thẩm định thực tế của các bị cáo dẫn tới thiệt hại những số tiền rất lớn không thu hồi lại được là hoàn toàn không đúng với hành vi của các bị cáo thực hiện.

Mặt khác, thiệt hại xảy ra chưa được xác định cụ thể: Không có người yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, VKS không thể chứng minh được con số thiệt hại thực tế mà cáo buộc cho rằng do các bị cáo gây ra trực tiếp hay gián tiếp…

Từ các phân tích trên, 5 luật sư đã cho rằng 4 bị cáo đều bị oan.

Bào chữa cho bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB), luật sư cho rằng VNCB bị giám sát đặc biệt, hoạt động khó khăn. Bị cáo Mai đã cố gắng trong khả năng có thể để vực dậy VNCB.

Đối với khoản 5.190 tỷ đồng (liên quan nhóm bà Trần Ngọc Bích), luật sư trình bày là VKS quy kết bị cáo Phan Thành Mai chỉ đạo chuyển và sử dụng là không đúng. Chính ông  Phạm Công Danh trực tiếp chỉ đạo.

Đối với lập hồ sơ khống CoreBanking rút 63 tỷ, luật sư cũng cho rằng tiền rút ra là tạm ứng và với hành vi lập hồ sơ khống thuê trụ sở ở 816 Sư Vạn Hạnh thì luật sư cho rằng, đây là nhu cầu có thực, đầu tư có thực, được ĐHCĐ thông qua, HĐQT thông qua, thành lập ban nghiệm thu trụ sở, thực tế đã có sử dụng trụ sở.

Luật sư bào chữa cho Phan Thành Mai cũng , cho rằng còn nhiều điểm chưa rõ, thế nhưng VKS đề nghị tuyên tổng cộng 24-26 năm là không đủ cơ sở.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.