Đại án siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như:

Đại án Huyền Như: Trách nhiệm của ngân hàng ở đâu?

Vụ án Huyền Như thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Ảnh:H.V
Vụ án Huyền Như thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Ảnh:H.V
TP - Tính đến hôm nay (20/1), phiên tòa xét xử sơ thẩm “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng đã bước sang ngày làm việc thứ 11. Câu hỏi được các bị hại, luật sư, và đông đảo công luận đặt ra trước HĐXX: Trách nhiệm của Vietinbank nằm ở đâu?

Ý kiến nạn nhân

Nguyên nhân phạm tội của Huỳnh Thị Huỳnh Như - nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ ngân hàng Vietinbank - được chính bị cáo này thừa nhận, là trót sa vào cơn “lướt sóng” bất động sản, vay nóng, “lãi mẹ đẻ lãi” của vòng vây tín dụng đen.

Các luật sư đại diện cho nạn nhân đều khẳng định, tiền Huyền Như chiếm đoạt không thể chảy ngay vào túi Huyền Như. Ban đầu, nó vào tài khoản của Vietinbank thông qua các hợp đồng tín dụng. Vì thế, các nạn nhân đồng loạt từ chối là “nguyên đơn dân sự”, họ khẳng định Vietinbank phải trả tiền, vì họ ký hợp đồng gửi tiền vào Vietinbank, chứ không ký kết với Huyền Như.

“Huyền Như khai số tiền chiếm đoạt đều được chuyển qua hệ thống ngân hàng, như vậy có đủ chứng từ để chứng minh bị cáo đã chuyển cho ai, lãi suất bao nhiêu, tại sao không thu hồi để trả lại cho người bị hại?”.

Luật sư Đặng Ngọc Châu

Trước khi phiên tòa sơ thẩm mở, hai Ngân hàng Á Châu (ACB), Nam Việt (Navibank) đã gửi đơn đến tòa khẳng định, mình không phải là “nguyên đơn dân sự”. Đại diện Cty Chứng khoán Phương Đông phát biểu tại tòa, đề nghị HĐXX xem bị đơn dân sự là Vietinbank, chứ không phải các bị cáo. Cty An Lộc khẳng định, họ không quan hệ gì với Phòng giao dịch của Huyền Như, mà gửi 170 tỷ đồng vào Vietinbank, yêu cầu Vietinbank hoàn lại tiền cho họ. Cty Phúc Vinh cũng nói, Vietinbank phải trả họ 608 tỷ đồng cộng cả lãi suất...

Tổng Giám đốc Cty chứng khoán SaigonBank - Berjaya (SBBS) cũng phát biểu tại tòa: Vì tin một ngân hàng Nhà nước lớn như Vietinbank, nên Cty này đã chuyển 225 tỷ đồng vào tài khoản của Vietinbank, rồi bị Huyền Như chiếm đoạt 210 tỷ đồng. SBBS rất sửng sốt khi VietinBank từ chối hoàn trả cho khách hàng sau khi nhân viên của họ chiếm đoạt số tiền này.

Quan điểm luật sư

Luật sư Đặng Ngọc Châu bảo vệ quyền lợi cho Cty bảo hiểm Toàn Cầu khẳng định 17 hợp đồng của nhân viên Cty này ký với Vietinbank là hợp pháp. Các hợp đồng đều có dấu, chữ ký của những người đủ thẩm quyền của Vietinbank. Cty Toàn Cầu chưa hề được Vietinbank trả đồng lãi nào, nên không thể nói Cty này ham lãi suất cao mà gửi tiền. Luật sư này đặt câu hỏi: “Huyền Như khai số tiền chiếm đoạt đều được chuyển qua hệ thống ngân hàng, như vậy có đủ chứng từ để chứng minh bị cáo đã chuyển cho ai, lãi suất bao nhiêu, tại sao không thu hồi để trả lại cho người bị hại?”.

Luật sư Trần Thanh Đức bảo vệ cho ngân hàng Navibank nhận xét bản luận tội của Viện Kiểm sát cho rằng Huyền Như phạm tội “lừa đảo” là “vô cùng lạ lùng và hoàn toàn vô căn cứ, sai pháp luật một cách cơ bản, trái với yếu tố cấu thành tội phạm”. Đồng bảo vệ Navibank còn có luật sư Bùi Quang Nghiêm, ông này nhận xét: Quan điểm của CQĐT và Viện Kiểm sát là nhằm giải thoát trách nhiệm dân sự cho Vietinbank, đây là “sự sáng tạo không thể chấp nhận”.

Luật sư Lê Thanh Hải, đại diện cho Ngân hàng ACB khẳng định “Thực chất đây là một vụ án tham nhũng. Tiền sau khi chuyển vào Vietinbank thì bị Như với tư cách quyền Trưởng Phòng giao dịch của Vietinbank chiếm đoạt. Như vậy, hành vi của Huyền Như phạm tội tham ô”. Luật sư Nguyễn Minh Tâm bảo vệ cho SBBS cũng nhận xét, có dấu hiệu gì đó “không bình thường” trong những ngày phiên tòa sơ thẩm diễn ra.

MỚI - NÓNG
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC
TPO - Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp trong tổ chức hoạt động đấu thầu vàng miếng SJC để đảm bảo hoạt động đấu thầu được an toàn, hiệu quả.