Giả danh nhân viên bất động sản lừa đảo gần 5,2 tỷ đồng

Bị cáo Lê Văn Hào tại tòa
Bị cáo Lê Văn Hào tại tòa
TPO - Giả danh nhân viên của một công ty bất động sản lớn, Lê Văn Hào (36 tuổi, quê Thanh Hóa, trú tại 73 Đỗ Nhuận, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã thực hiện 8 vụ lừa đảo bán đất, chiếm đoạt gần 5,2 tỷ đồng.

Ngày 26/3, TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt bị cáo Lê Văn Hào 13 năm tù vì tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng của VKS, bị cáo Hào vốn là cò đất nhưng tự xưng là nhân viên của một công ty bất động sản của một tập đoàn lớn. Hào tự in danh thiếp, hợp đồng và giấy nhận tiền cọc, giả danh công ty này để lừa đảo.

Từ năm 2014 đến ngày 21/8/2017 (thời điểm bị bắt), Hào đã thực hiện 8 vụ lừa đảo và chiếm đoạt gần 5,2 tỷ đồng.

Theo đó, tháng 1/2016, ông Nguyễn Công Cư (trú tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) nhờ Hào mua 2 lô đất ở phường Hòa Xuân. Tự nhận là nhân viên công ty, Hào giới thiệu cho ông Cư 2 lô đất trị giá 1,33 tỷ đồng.

Sau khi đi xem đất và hỏi thăm những người dân sống xung quanh khu đất, ông Cư tin tưởng đặt cọc 50% giá trị 2 lô đất. Sau đó, lâu không thấy Hòa chuyển nhượng đất, ông Cư đòi đến công ty để làm rõ thì Hào nói lỡ bán 2 lô đất trên và hứa sẽ đền đất sau bến xe cho ông Cư.

Đến tháng 10/2016, Hào làm giả giấy cọc tiên, hợp đồng, chữ ký và con dấu của công ty bất động sản. Sau đó, Hào lừa ông Nguyễn Á (trú tại TP Tam Kỳ, Quảng Nam) mua 2 lô đất Hòa Xuân với giá gần 2 tỷ đồng.

Với cách thức tương tự, Hào tiếp tục lừa ông Phạm Ngọc Duyên (trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng) 36 triệu đồng; lừa người nhà ông Nguyễn Văn Năm (trú tại huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) 750 triệu đồng để mua 5 lô đất; lừa ông Nguyễn Ngọc Dũng (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) 100 triệu đồng; lừa bà Hà Thị Lan Anh (TP Đồng Hới, Quảng Bình) 300 triệu đồng.

Không chỉ lừa bán các lô đất ảo ở Hòa Xuân, Hào còn lừa bán dự án ở Khu đô thị sinh thái biển Phương Trang (vịnh Đà Nẵng, quận Liên Chiểu). Tháng 6/2011, bà Nguyễn Thị Thơm (Thanh Hóa) và ông Phạm Văn Hải (Đà Nẵng) góp 605 triệu/người để mua 2 lô đất ở khu này.

2 năm sau không có đất, họ nhờ Hào đòi tiền cọc. Vì đến năm 2014, Phương Trang mới đồng ý trả cọc nên Hào lừa bà Thơm và ông Hải làm giấy ủy quyền và đưa hợp đồng gốc để Hào kiểm tra.

Sau đó, Hào scan hợp đồng rồi trả bản scan cho 2 nạn nhân mà không bị phải hiện. Tên này sau đó mang bản gốc hợp đồng và giấy ủy quyền đi rút cả vốn lẫn lãi hơn 1,3 tỷ đồng rồi tiêu hết.

Tổng cộng, Hào đã lừa đảo và chiếm đoạt của các nạn nhân gần 5,2 tỷ đồng. Số tiền này, Hào dùng để trả nợ, tiêu xài cá nhân và kinh doanh trên mạng xã hội facebook.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.