Giấc mơ trở lại sân trường của sát thủ tuổi teen

Đối tượng Cử (trái) và Trọng khi bị bắt.
Đối tượng Cử (trái) và Trọng khi bị bắt.
Tháng 3-2008, dư luận rúng động khi xảy ra vụ án cậu bé Phạm Đình Cử và Nguyễn Văn Trọng (cùng 14 tuổi, học lớp 8 một trường THCS tại Thường Tín, Hà Nội) vì thiếu tiền chơi game sau khi đánh thuốc chuột nhà cô ruột bất thành đã bắt cóc, giết cậu em trai 5 tuổi trước khi tống tiền cô ruột.

Giấc mơ trở lại sân trường của sát thủ tuổi teen

>> Hai học sinh lớp 8 giết em họ để tống tiền
>> Tuổi học trò gây tội ác, vì sao?

Tháng 3-2008, dư luận rúng động khi xảy ra vụ án cậu bé Phạm Đình Cử và Nguyễn Văn Trọng (cùng 14 tuổi, học lớp 8 một trường THCS tại Thường Tín, Hà Nội) vì thiếu tiền chơi game sau khi đánh thuốc chuột nhà cô ruột bất thành đã bắt cóc, giết cậu em trai 5 tuổi trước khi tống tiền cô ruột.

Đối tượng Cử (trái) và Trọng khi bị bắt.
Đối tượng Cử (trái) và Trọng khi bị bắt.

Hai năm trước, Cử đen nhẻm, gầy gò, khép nép đứng trước vành móng ngựa. Hơn 2 năm sau chấn song, gặp lại Cử trong trại giam, cậu đã lớn hơn, trắng trẻo hơn và tâm sự: "Quãng thời gian này đã khiến em nhận thức được nhiều hơn và đang quyết tâm làm lại cuộc đời".

Ám ảnh game bạo lực

Nhắc lại chuyện cũ, nước mắt của cậu lại lăn dài trên má. Cử kể lại: "Những ngày đầu vào trại, đêm nào cũng vậy, hình ảnh cậu em con bà cô ruột cũng ùa về. Nhiều đêm em ôm đầu rú rít khi mơ thấy em mình đứng dưới hố sâu, miệng than khóc: "Xin anh tha cho. Em đau lắm". Cử ngậm ngùi: "Em bị ám ảnh suốt đời anh ạ".

 Ngày 13/5/2008, Cử đã cùng Nguyễn Văn Trọng, cùng học lớp 8A3, Trường THCS thị trấn Thường Tín bắt cóc em họ của mình rồi giết hại cậu bé.

Trước đó, trong quá trình sinh sống, giữa mẹ Cử và em chồng phát sinh mâu thuẫn nhỏ nên Cử đã nảy sinh ý định trả thù và tìm cách chiếm đoạt tiền của gia đình cô để chơi games. Cử mua thuốc diệt chuột định cho vào nồi cơm hoặc bể nước nhà cô nhưng bàn đi tính lại, thấy làm như vậy sẽ giết chết nhiều người mà lại không lấy được nhiều tiền vì còn trong két sắt, nên Cử đã nghĩ ra một kế hoạch khác là bắt cóc em họ đòi tiền chuộc.

Sau khi giết em, Cử cầm bức thư tống tiền đến nhét vào cửa nhà cô ruột của mình rồi quay về đợi đến giờ đi lấy tiền chuộc và bị bắt sau đó. Cử bị tuyên phạt 12 năm tù về tội "giết người", 3 năm về tội "bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản", tổng hợp hình phạt là 12 năm tù giam (vì Cử mới 14 tuổi, theo quy định không áp dụng mức án quá 12 năm tù). Đồng phạm với Cử, Nguyễn Văn Trọng phạm tội khi chưa đủ 14 tuổi nên không bị xử lý hình sự mà bị đưa đi giáo dục tại trại giáo dưỡng.

Cử kể lại ngày đó, nó nghiện game, mà toàn game bạo lực chứ không phải những trò chơi đơn thuần. Tuy không đến nỗi bỏ bê chuyện học hành, nhưng cuộc sống trẻ thơ của nó chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những trò bạo lực mà nó học được ở game.

Những khái niệm, cách thức về bắt cóc, tống tiền, giết người cũng bắt đầu từ đó. Ngay trong bức thư tống tiền mà nó đọc cho đồng phạm viết cũng học hỏi các bộ phim bạo lực:"Nếu mày muốn ... vào lúc 9h30 tối để 30 triệu ở ngoài cổng ở chỗ để rác... mày đưa tiền chậm một ngày, con mày sẽ mất một ngón tay. Tao không phải là người hay nói đùa".

Tất cả kịch bản phạm tội đều được cậu bé học lớp 8 "học hỏi" từ game bạo lực. Thấy cô ruột mâu thuẫn với gia đình mình, Cử âm mưu giết cả nhà cô để trả thù.

Cử bàn với Trọng mua thuốc chuột về cho vào bể nước hoặc nồi cơm của nhà cô để sát hại rồi lấy tiền đi chơi net.

Kế hoạch thất bại, Cử sử dụng đến "phương án 2": Phân công Trọng về nhà lấy hộp sữa có thuốc chuột và bao tải rồi ra trường mầm non bắt cóc em họ. Trọng ngồi sau giữ, khi thấy cậu bé uống hết hộp sữa có thuốc diệt chuột thì cả hai tiếp tục đèo em đi lòng vòng cho đến khi nạn nhân ngấm thuốc.

Gần một tiếng mà chưa thấy biểu hiện gì, Cử đưa em vào khu vệ sinh công cộng bỏ hoang, đẩy cậu bé xuống hố rồi vùi đất lên. Dù em đã chết nhưng khi trở về nhà, Cử còn viết thư tống tiền cô ruột và bị bắt quả tang khi đang nhận tiền.

Phạm Đình Cử trong trại tạm giam.
Phạm Đình Cử trong trại tạm giam.

Giấc mơ sân trường

Bản án dành cho Cử khi nó vừa tròn 14 tuổi 2 ngày là 12 năm tù giam. Đồng phạm của Cử khi bị bắt còn thiếu hai tháng nữa mới đến tuổi chấp hành án nên bị đưa vào trường giáo dưỡng. Chuyện xảy ra khiến gia đình bàng hoàng.

Ông bố khi được mời lên cơ quan điều tra để giám hộ và được nghe chính những lời khai của con mình đã sốc nặng, lao ra ngoài sân, khóc tu tu như một đứa trẻ. Mẹ Cử gần như quỵ hẳn. "Thời gian em bị tạm giam, mẹ em không vào thăm lần nào. Sau này khi được đưa về Trại giam Nam Hà, bố mẹ em mới hàng tháng đều đặn mang sách vở lên thăm. Khi đó mẹ em kể lại mẹ không đủ sức đối diện với ác nghiệt, với sự thật nghiệt ngã này".

Cử kể lại: "Thực sự ngày ấy bố mẹ em không để em thiếu thốn gì. Em có máy tính để chơi, được bố làm hẳn một mảnh vườn trong nhà để dạy lao động". Ngừng một giây rồi Cử trầm ngâm: "Có thể em bị ảnh hưởng từ game bạo lực nhiều quá. Chơi game rồi cứ ngứa ngáy hết cả tay chân".

Người cán bộ quản giáo trực tiếp quản lý Cử kể lại, ở trong trại làm công việc cắt chỉ quần áo, một công việc nhẹ nhàng, đòi hỏi sự tỉ mẩn. Hàng ngày, Cử cun cút làm việc, những lúc rỗi rãi thường ngồi vào một góc và lặng lẽ đọc sách. Bảng đánh giá xếp loại cải tạo của Cử hầu hết đều ghi kết quả đạt loại khá. Trong hội diễn văn nghệ thường niên của trại vừa qua, Cử tham gia rất nhiệt tình.

Trại Nam Hà vốn dĩ không có phạm nhân nữ, nên Cử vào những vai múa phụ họa cho các ca khúc "Bài ca lao động", "Khát vọng 4.000 năm"... Lúc đầu còn ngần ngại nhưng khi đã thoát ra khỏi cái vỏ bọc, cậu lại diễn rất nhiệt tình. Cử kể: "Hội diễn ở đây vui lắm nhưng không khí sôi động đó làm em nhớ nhà, nhớ các bạn, nhớ trường...".

Ngày xưa, hồi đi học, Cử cũng thường xuyên tham gia các chương trình văn nghệ của lớp và từng làm lớp phó phụ trách lao động. Các bạn của Cử bây giờ đã lên lớp 10 và đang ấp ủ giấc mơ vào giảng đường đại học.

"Em đã nghĩ lớn lên có thể em theo bố làm điện hoặc theo mẹ làm y", hai mắt nó sáng lên. "Em sẽ cố gắng đi học, dù em cũng chưa biết ngày ra trại, mọi người có khinh miệt một kẻ từng giết người như em không. Em vẫn mơ một ngày được trở lại sân trường", Cử mơ màng.

Theo Vũ Hà
Đời sống & pháp luật

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.