Hẳn ông Nguyễn Trường Tô hài lòng?

Phiên tòa sáng 20/8. Ảnh: XB
Phiên tòa sáng 20/8. Ảnh: XB
TP - Ngày 20/8/2014, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã mở phiên tòa sơ thẩm (vòng 3) xét xử vụ kiện có thể nói là hy hữu? Bên kiện là Công ty Sông Lô. Bên bị kiện là Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.

Việc đơn giản


Theo trình bày của nguyên đơn tại phiên tòa, năm 2002, UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định 2309/QĐ-UB phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô.

Công ty đã đầu tư vốn, nhân lực, máy móc để thực hiện dự án, nhưng trong khi đang thực hiện thì ngày 27/4/2006 UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định 1058/QĐ-UB hủy bỏ Quyết định 2309 nêu trên. Công ty Sông Lô sau nhiều năm với hàng trăm văn bản kiến nghị không có kết quả đã buộc phải khiếu kiện ra tòa vì cho rằng đó là văn bản trái luật, gây thiệt hại cho họ.

Khi bị kiện ra tòa, UBND tỉnh có văn bản: Nếu công ty Sông Lô rút đơn, UBND sẽ khôi phục quyền lợi cho Công ty Sông Lô… Công ty Sông Lô đã rút đơn khởi kiện.

Nhưng sau đó, ngày 5/3/2007, UBND tỉnh Hà Giang lại ra Quyết định 585/QĐ-UB, hủy bỏ quyết định của chính mình, người ký là Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô, với nội dung hủy bỏ Quyết định 2309.
Sau khi khiếu nại nhiều lần không được giải quyết thỏa đáng, Công ty Sông Lô khởi kiện lên tòa án. 

Tại phiên tòa, đại diện VKSND Hà Giang đã thẳng thắn “Quyết định 585/QĐ-UB... là trái pháp luật và đề nghị HĐXX hủy bỏ Quyết định 585”... 

Có gì lạc hậu… can dự vào vụ án này không nhỉ? Hoang mang, lo lắng không chỉ người đứng đầu Công ty Sông Lô cùng hàng trăm người lao động nhiều năm nay đang đỏ con mắt chờ đợi sự phán quyết của các cơ quan có trách nhiệm và hệ thống bảo vệ pháp luật kịp thời giải quyết rốt ráo, dứt điểm vụ kiện đã dắt dài 7 năm.

Quyết định 585/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Giang đã vượt quá thẩm quyền, vi phạm các Điều 17 và 127 của Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và UBND, nên Quyết định 585/QĐ-UB là trái pháp luật và đề nghị Hội đồng xét xử hủy bỏ quyết định 585/QĐ-UB nói trên (trích bản án số 01/2007/HCST của TAND Hà Giang ngày 14/9/2007). 

Không gian phòng xét xử Tòa án Hà Giang vang lên âm sắc dõng dạc của ông thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Nhân danh nước CHXHCN Việt Nam... Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang... quyết định hủy bỏ toàn bộ Quyết định số 585/QĐ-UB ngày 5/3/2007 của UBND tỉnh Hà Giang về việc hủy bỏ Quyết định số 2309/ QĐ-UB ngày 29/8/2002 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô...

Những loanh quanh

Sau phiên tòa, UBND tỉnh Hà Giang kháng cáo. Rồi tiếp là kháng cáo bổ sung. Một việc bình thường. Nhưng điều lạ xảy ra là sau đó, UBND tỉnh lại có văn bản rút kháng cáo và kháng cáo bổ sung?!

Rút kháng cáo, thế nhưng UBND tỉnh Hà Giang lại không thực hiện phán quyết của tòa mà gửi báo cáo lên cấp trên nói rằng bản án của tòa là chưa thỏa đáng.

Năm tháng cứ vùn vụt trôi.

Sau đó UBND tỉnh, bất ngờ, lại kháng cáo tiếp.

Tòa án Nhân dân Tối cao đã đồng ý với UBND Hà Giang và hủy Bản án số 01/2007/HCST.

Rồi Viện KSND Tối cao đã có kháng nghị…

Trên cơ sở đó, Hội đồng Giám đốc thẩm đã ra Quyết định ( 06/2012/ HC-GĐT) ngày 28/8/2012 đã giao cho Tòa án Hà Giang xét xử lại.

Ngày 10/1/2013, Tòa án Hà Giang có Công văn số 03/TB-HC thông báo đưa vụ án ra xét xử.

Cũng cần nói thêm, ngay sau đó, UBND tỉnh đã cử bà Đoàn Thị Hương, Phó Văn phòng UBND tỉnh, thay mặt UBND tỉnh cùng Tòa án và Công ty Sông Lô đối thoại để bồi thường thiệt hại do Quyết định số 585/QĐ UB gây ra.

Sau 4 lần các bên ngồi lại với nhau, Công ty Sông Lô yêu cầu mức bồi thường là 80 tỷ đồng. Đại diện UBND tỉnh chỉ đồng ý mức thấp hơn rất nhiều (khoảng 4-5 tỷ). Nhưng gần hai năm trôi qua UBND tỉnh không bồi thường và cũng không có bất cứ văn bản nào khác trả lời vụ việc trên?

Và sáng 20/8/2014, phiên tòa xử vụ kiện giữa Công ty Sông Lô và UBND tỉnh lại diễn ra!

Như mọi người đều biết, tại thời điểm này, trong Quyết định số 1248/ QĐ-TTg ngày 21/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối với ông Nguyễn Trường Tô.

Và nếu như 7 năm trước, cũng tại tầng 3 của cơ quan Tòa án Nhân dân Hà Giang từng dõng dạc vang lên lời tuyên của vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa Mai Văn Hùng cùng bản án mà công luận một thời đã không ngần ngại coi đó là một bước tiến vượt bậc của cải cách tư pháp theo tinh thần Chỉ thị 49 của Bộ Chính trị thì nay sự thể đã khác!

Khác không phải vì vị chủ tọa phiên tòa là bà thẩm phán Nguyễn Thị Phượng, không phải ông Hùng như 7 năm trước đây.

Khác chẳng phải là bên khởi kiện là Công ty Sông Lô dự phiên tòa bài bản có người khởi kiện là ông Lê Duy Hảo, GĐ Công ty Sông Lô cùng luật sư bào chữa. Còn bên bị kiện là UBND tỉnh chỉ có bà Phó Văn phòng UBND tỉnh Đoàn Thị Hương, cũng chính là người dẫn đầu việc thương thuyết bồi hoàn thiệt hại với Công ty Sông Lô năm ngoái! 

Khác là một bản án với nội dung hoàn toàn ngược lại, tuyên việc bác đơn kiện của Công ty Sông Lô. Rằng việc ban hành QĐ 585 do ông Chủ tịch Nguyễn Trường Tô ký (để phủ nhận lại QĐ 2309) là hoàn toàn đúng pháp luật. 

Cũng ghi ra đây ý kiến của luật sư Bùi Sinh Quyền thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội bào chữa cho bên Công ty Sông Lô, sau phiên tòa đã phát biểu với các nhà báo rằng có nhiều tình tiết không bình thường trong vụ án từ khi khởi sự việc xét xử suốt 7 năm qua. Và việc xét xử qua 3 vòng có lẽ cũng là việc bình thường và mai kia có thể là giám đốc thẩm.

Nhưng điều bất biến là tiêu chí dẫu trải qua các phiên xử vẫn là lời tuyên ngay từ vòng 1 của Tòa án Hà Giang 7 năm trước mà hôm nay tôi vẫn giữ quan điểm và nhắc lại là việc ban hành QĐ 585 là trái quy định của pháp luật! 

…Về phòng nghỉ, thời sự trưa đang loan cái tin Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã làm việc với nhau bày tỏ những băn khoăn trước những biểu hiện thiếu dứt khoát trong cải cách tư pháp.

Các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã chỉ đích danh băn khoăn của ông Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư rằng “Yêu cầu là phải luật hóa các quan điểm mới trong Hiến pháp 2013 và đáp ứng tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị định 49 của Bộ Chính trị nhưng xem ra tư duy cũ, lạc hậu vẫn còn níu kéo”.

Có gì lạc hậu… can dự vào vụ án này không nhỉ? Hoang mang, lo lắng không chỉ người đứng đầu Công ty Sông Lô cùng hàng trăm người lao động nhiều năm nay đang đỏ con mắt chờ đợi sự phán quyết của các cơ quan có trách nhiệm và hệ thống bảo vệ pháp luật kịp thời giải quyết rốt ráo, dứt điểm vụ kiện đã dắt dài 7 năm. 

Và vắt qua 2 nhiệm kỳ chủ tịch.

Có hài lòng chăng họa chỉ có ông Nguyễn Trường Tô? 

Hà Giang đêm 21/8

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.