“Hình ảnh người bạn nghiện” ảnh hưởng nhất đến việc tái nghiện

Các đại biểu tham dự lễ công bố ngày 13/1. Ảnh: Tuấn Nguyễn
Các đại biểu tham dự lễ công bố ngày 13/1. Ảnh: Tuấn Nguyễn
TPO - Đó là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học: “Nguyên nhân tái sử dụng ma tuý và phương pháp mới dự phò\ng tái nghiện” do Viện Nghiên cứu Tâm lý người sử dụng ma tuý (PSD) công bố ngày 13/1/2016 tại Hà Nội. 

“Hình ảnh người bạn nghiện” có ảnh hưởng lớn nhất (chiếm 87,7%) tới hành vi tái sử dụng ma túy, tiếp theo là “đôi mắt” (chiếm 31%), “mùi của người bạn nghiện” (chiếm 45,5%). Đối với đồ vật/ dụng cụ thì “giấy bạc thuốc lá” và “bơm kim tiêm” có mức ảnh hưởng là 32,7% và 68%; “quán nước hay ngồi với bạn nghiện”, “nơi mua bán ma túy” là 43,1% và 56,9%. Khi người nghiện rơi vào các cảm xúc tiêu cực như “bị kỳ thị / xa lánh” (chiếm 52,7%), “cảm thấy trầm uất/cô đơn” (chiếm 43,2%)…

Đó là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học “Nguyên nhân tái sử dụng ma tuý và phương pháp mới dự phòng tái nghiện” do Viện Nghiên cứu Tâm lý người sử dụng ma tuý (PSD) công bố ngày 13/1 tại Hà Nội. Báo cáo đã chỉ ra 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến hành vi tái sử dụng ma tuý ở người nghiện.

Viện PSD cũng chỉ ra phương pháp mới dự phòng tái nghiện là trị liệu tâm lý, diễn ra trong thời gian 3 tháng dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. 

MỚI - NÓNG