Hồi ký của một tay bảo kê 'gái'

Hồi ký của một tay bảo kê 'gái'
Cám dỗ ở đây thì nhiều vô kể. Đám bảo kê cũng là đàn ông, mà nhân viên nữ thì ăn mặc khêu gợi, cử chỉ khiêu khích...
Một số gái mại dâm bị bắt. Ảnh minh họa
Một số gái mại dâm bị bắt. Ảnh minh họa.

Nguyễn Văn Học từng có một thời gian làm nhân viên ở những nhà nghỉ nhỏ vùng ngoại ô Hà Nội. Dạng nhân viên này hay được gọi là bảo kê cho oai chứ thực ra chỉ là một người làm tạp nham rất nhiều việc. Nhiệm vụ chính của những người bảo kê như Học là trông nom, tiếp xúc, quản lý đám nhân viên nữ, gọi một cách dân dã thì là “gái”.

Tốt nghiệp lớp 12, chưa tìm được lối đi cho mình, cậu nhờ một trung tâm giới thiệu việc làm trên đường Bưởi tìm việc thì được họ đưa đi Đông Anh, dẫn vào làm ở nhà nghỉ. Cùng cậu vào đợt đó còn có một người tên Chính ở Sài Đồng, Gia Lâm. Nhà nghỉ thiếu người, việc bận nên những người như Học được nhận ngay. Ngay tức khắc, cả hai được giới thiệu qua loa về đặc trưng của công việc và những gì phải làm.

Ông chủ tên Vinh cười nói rằng: "Công việc không khó khăn, nhưng cũng cần nhanh nhạy và khéo". Anh nói một vài ám hiệu trong khi tiếp khách để nếu chẳng may công an ập tới còn biết mà ứng phó. Ví như có khách đang nghỉ cùng với nhân viên nữ ở đằng sau thì phải khóa cửa lại. Có một người đứng sau cánh cửa đó, bao giờ ở quầy có tiếng “Thanh ơi cho vào với” hay “Hương ơi cho vào với” mới được mở ra".

Nhà nghỉ có 6 nhân viên nam, 4 người chuyên trách trong nhà nghỉ, còn 2 người chịu trách nhiệm dùng xe máy chợ búa, mua đồ dùng, đưa đón nhân viên nữ. Có chỗ nào gọi thì sẵn sàng đưa nhân viên nữ đến "đáp ứng yêu cầu" cho họ. Hoặc nếu mình thiếu thì có thể đi chở, hoặc gọi họ chở đến.

Nhân viên
Nhân viên "bảo kê" được học từ cách lau nhà thế nào để nhanh và sạch, cách ứng phó với đối tượng khách say xỉn, quậy phá, kinh nghiệm "điều" nhân viên đi với khách thế nào cho hợp lý..

Thời gian rảnh, hai nhân viên này trông xe bên ngoài, hoặc đi "liên hệ" để kéo thêm "nhân viên" nữ mới và xinh về nhà nghỉ của mình. Bốn người còn lại làm tất cả mọi việc trong nhà nghỉ, từ làm thuế, quản lý nhân viên, chấm công đến điều nhân viên nữ cho khách đến chơi, thanh toán, dọn phòng, dọn nhà…

Nguyễn Công Chung, người từng làm cho một nhà nghỉ được 4 năm, nói rằng từ ngày anh làm chưa để ra sai sót gì quá đáng. Có nghĩa là anh ta đã thạo tất cả những tình huống có thể xảy đến và biết cách xử lý ra sao.

Nhà nghỉ này hoạt động hơn 10 năm, biết bao lượt nhân viên nam đã làm bảo kê ở đây, còn những cô gái đã đến và đi nhiều vô kể. Những nhân viên nam "bảo kê" đến làm chủ yếu là những người không được học cao, thất nghiệp, những gã chạy xe ôm trẻ. Miễn là chịu được vất vả, dễ sai bảo.

Ban đầu làm việc, Học được sự dẫn dắt của Chung. Từ cách lau nhà thế nào để nhanh và sạch, cách ứng phó với đối tượng khách say xỉn, quậy phá, kinh nghiệm "điều" nhân viên đi với khách thế nào cho hợp lý…

Chưa vào làm thì công việc có vẻ rất dễ dàng. Nhưng phải một thời gian sau Học mới thấy rõ sự phức tạp của nó. Cảnh sống tập thể, ở chung dưới một mái nhà, ăn cơm chung, nên những va chạm nhiều như muối biển.

Nhiều chuyện nhất là đám nhân viên nữ. Họ phải sống tập trung trong 2 căn phòng chật hẹp. Khi không có khách, hoặc ngồi đánh bài ăn tiền, hoặc nằm ngả ngớn ra sàn. Sự mâu thuẫn giữa các nhân viên nữ quả thực rất phức tạp bởi họ cũng bè cánh, bắt nạt nhau, thậm chí còn trả thù nhau nữa.

Những nhân viên nam như Học phải đứng ra phân xử tất tật, không xử được thì đến tay chủ nhà nghỉ. Xử làm sao cho khéo để không ai cảm thấy bị tổn thương, không cảm thấy người kia được bênh vực còn mình thì bị hắt hủi.

Trong đám nữ có Ban là cô gái được mệnh danh là "bà la sát" sẵn sàng nhảy xổ vào cấu xé bất cứ cô gái nào dám cãi lại mình. Ban (25 tuổi) và là người khiến đám nhân viên nam phải "nể" vì tính hiếu chiến. Đến được một tháng thì Học được chứng kiến trận chiến của Ban với Thy và Cúc ở Hải Dương chỉ vì Thy mặc nhầm quần lót của Ban phơi trên tầng tum. Ban lèm bèm chửi cho dù Thy đã xin lỗi.

Có một lần, An và Ngoan cãi nhau đến mức ụp cả nồi canh lên đầu nhau trong bữa ăn cơm với lý do chỉ vì chỗ ngồi. An ngồi khuỳnh chân ra khiến Ngoan thấy khó chịu, "ngứa mắt", trong khi đó chỗ ngồi của mình thì quá hẹp, không gắp được, nhờ chút xíu thì bạn không nhượng bộ. Hình như có va chạm trước đó rồi, lúc này chỉ là cơ hội châm ngòi cho nó bùng nổ. Ngoan bê cả nồi canh (may mà nguội) đổ lên đầu bạn rồi xông vào nhau. Bữa cơm tan tác, nhà bếp thành bãi chiến trường.

Chuyện đến tai chủ nhà nghỉ, anh ta đang cùng vợ con đi chơi bên ngoài phải vội về. Học chịu trách nhiệm tường trình sự việc, và bị khiển trách là đã không nói được nhân viên nữ.

Nhân viên bảo kê với nhau thôi cũng khối vấn đề cần nói. Như mâu thuẫn vì chia chác tiền "boa" của khách, tranh nhau một cô gái xinh trong nhà. Hành nghề này là phạm pháp, vì thế mà khó tránh khỏi "tai mắt" của chính quyền và công an nên đám bảo kê còn phải lo ứng phó để trốn công an. Lỡ để họ "tóm" được thì tha hồ nộp tiền phạt. Nhưng đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma…

Những cám dỗ ở đây cũng nhiều vô kể, chẳng cứ gì đám bảo kê ở những khách sạn, những ổ chứa lớn. Đám bảo kê cũng là đàn ông, mà nhân viên nữ thì ăn mặc khêu gợi... Cũng có nhiều cô xinh xắn, lại môi phấn má hồng, nên nảy sinh ham muốn là khó tránh khỏi. Đến như chủ nhà nghỉ vẫn còn bí mật "gọi" nhân viên ở nơi khác về nghỉ nên chuyện nam nữ ở đây thích nhau là thường.

Học cũng có nguy cơ bị cuốn theo cái guồng đó. Đúng là có cô đã chủ động mồi chài mình. Họ đi qua, vuốt ve lên ngực hay cố tình khêu gợi bằng các cử chỉ để các anh sập bẫy. Anh Chung nhếch mép bảo: "Chú mày cứ "ăn" đi. Nó vờn vỡ thế mà không ăn có mà phí của. Nhát làm gì, nó khinh". "Không, em sợ lắm, chẳng dám đâu".

Nếu không kìm nén được ham muốn, thì bất kể nhiều hay ít tuổi, đã vào đây là "dính" các em ngay. Cho nên, Học vẫn bị Chung chửi là "ngu". Làm bảo kê là gắn với những vất vả và nhiều thử thách, những cám dỗ cũng nhiều vô kể.

Đặc trưng của bảo kê ngoại thành là rất dễ thích và cưới nhân viên nữ cùng nhà nghỉ với mình làm vợ và nhanh chán nhau. Chứng kiến mấy đám cưới chóng vánh, rồi mỗi người một nơi, cô gái làm tiền hoặc vác bụng, hoặc ôm con đi lại con đường nhơ nhuốc mình đã đi mà cảm thấy đắng lòng.

Theo Pháp Luật Việt Nam

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.